Với mục tiêu của bài báo là đánh giá được khả năng sinh trưởng và sinh sản của loài Rồng đất (Physignathus cocincinus) trong điều kiện nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là Rồng đất đực trưởng thành. | KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC SINH VIÊN 12 2019 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ SINH SẢN CỦA LOÀI RỒNG ĐẤT Physignathus cocincinus TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ TRẦN THỊ KIỀU TRINH HỒ THỊ DÒ TRƯƠNG QUANG VŨ Khoa Sinh học Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Email ki3utrinh@ Tóm tắt Với mục tiêu của bài báo là đánh giá được khả năng sinh trưởng và sinh sản của loài Rồng đất Physignathus cocincinus trong điều kiện nuôi tại tỉnh Thừa Thiên Huế đặc biệt là Rồng đất đực trưởng thành. Qua phân tích với 18 cá thể Rồng đất con thế hệ F2 sau 24 tháng nuôi con non tăng trưởng liên tục và tăng nhanh từ tháng IV đến tháng VIII hàng năm khối lượng cơ thể trung bình là 276 51 47 12 g chiều dài thân trung bình là 177 61 17 81 mm chiều dài đuôi trung bình là 448 58 48 25 mm. Đối với Rồng đất đực trưởng thành từ tháng II đến tháng VII tinh hoàn phát triển mạnh sự hiện diện của tinh trùng tập trung dày đặc ở trong lòng của mỗi ống sinh tinh chứng tỏ trong khoảng thời gian này là mùa giao phối của con đực. Từ khóa Rồng đất Physignathus cocincinus sinh trưởng sinh sản Thừa Thiên Huế. 1. MỞ ĐẦU Rồng đất Physignathus cocincinus Cuvier 1829 là một trong những loài thằn lằn thuộc Họ Agamidae chúng được ghi nhận phân bố ở Trung Quốc Việt Nam Lào Campuchia và Thái Lan Nguyen và cs. 2009 Uetz và cs. 2019 . Ở Việt Nam cụ thể là tại tỉnh Thừa Thiên Huế nơi đây có môi trường thuận lợi cho Rồng đất sinh trưởng và phát triển nhưng do mất môi trường sống biến đổi khí hậu và các hoạt động săn bắt quá mức của con người đã làm suy giảm mạnh số lương các cá thể trong mỗi quần thể đang sống ở khu vực này. Những công trình nghiên cứu được công bố nhìn chung chỉ nói về đặc điểm hình thái ngoài phân bố trong tự nhiên hoặc đặc điểm sinh học trong quá trình nuôi nhốt ở các địa điểm khác nhau nhưng nghiên cứu về sự sinh trưởng và sinh sản vẫn còn hạn chế đặc biệt là chưa có công bố nào xuất bản về nghiên cứu mô học của tinh hoàn Rồng đất. Bài báo này sẽ phân tích đặc điểm sinh trưởng và chủ yếu là