Tài liệu "Thuốc sinh học trong điều trị vẩy nến" có nội dung trình bày về: đại cương bệnh vảy nến, nguyên nhân gây bệnh, biểu hiện lâm sàng, điều trị; đại cương thuốc sinh học, các bƣớc chính của cơ chế miễn dịch trong bệnh vẩy nến, một số loại thuốc sinh học điều trị vẩy nến, . Mời các bạn cùng tham khảo! | THUỐC SINH HỌC TRONG ĐIỀU TRỊ VẨY NẾN I ĐẠI CƢƠNG VỀ BỆNH VẢY NẾN Bệnh vảy nến là một bệnh viêm mãn tính ở da và khớp với tỷ lệ mắc bệnh từ 1- 3 trên toàn thế giới 1 . Ở Việt Nam tỉ lệ vảy nến là 5-7 tổng số bệnh nhân da liễu đến khám tại các phòng khám da liễu 2 . Bệnh nhân thường phải chịu sự kỳ thị của xã hội và nghề nghiệp cũng như các bệnh đi kèm về tim mạch chuyển hóa và tâm thần 3 . Do đó bệnh vẩy nến có thể dẫn đến giảm đáng kể chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe 4 cũng như làm giảm đáng kể năng suất làm việc 5 . Vì bệnh vẩy nến không thể chữa khỏi và chủ yếu diễn ra theo giai đoạn mãn tính dai dẳng hoặc thường xuyên tái phát nên việc kiểm soát bệnh suốt đời là cần thiết. Các lựa chọn trị liệu bao gồm điều trị tại chỗ đèn chiếu thuốc toàn thân truyền thống và các tác nhân sinh học. Được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 2003 các tác nhân sinh học mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh vẩy nến từ trung bình đến nặng nhưng cũng tốn kém chi phí 6 . 1. Nguyên nhân gây bệnh Căn nguyên của bệnh vẩy nến chưa rõ. Người ta cho rằng nguyên nhân gây bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch và yếu tố di truyền thương tổn bùng phát khi gặp những yếu tố thuận lợi 7 . Xác định HLA cho thấy bệnh có liên quan đến một số kháng nguyên nổi trội bao gồm HLA- B27 HLA-CW6 HLA-DR7 và có biến đổi miễn dịch bằng sự thay đổi hiện diện của các tế bào Th1 Th9 Th17 và các cytokin TNF-a IL-6 IL-8 IL-12 IL-17 IL-23 8 . Bệnh này tuy hiếm khi đe dọa đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng nhiều trên thể chất và tâm lý cuộc sống của người bệnh. Trong những năm gần đây mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong hiểu biết về vai trò chắc chắn của gen trong bệnh vảy nến nhưng đây vẫn là một lĩnh vực phức tạp và tính đa dạng của bệnh này có thể do đặc tính di truyền khác nhau ở từng cá thể. Một số yếu tố được xác định có thể góp phần thúc đẩy đợt cấp của bệnh vảy nến là - Tuổi tuổi hay gặp nhất lúc phát hiện lần đầu là lứa tuổi 20-30 tuổi. Theo một số tác giả chỉ có phát bệnh sau tuổi 50. Đặc biệt y