Nuôi thiên địch một cách bảo vệ mùa màng hiệu quả

Hiện nay, nuôi thiên địch trên đồng ruộng để tiêu diệt các loài côn trùng gây hại thay vì việc lạm dụng hóa chất phun lên rau củ, quả không những là một phương pháp đem lại hiệu quả cao, là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học mà hiện còn đang được nhà nước ta khuyến khích áp dụng và bước đầu đã đem lai những kết quả khá thành công. | Nuôi thiên địch một cách bảo vệ mùa màng hiệu quả Hiện nay, nuôi thiên địch trên đồng ruộng để tiêu diệt các loài côn trùng gây hại thay vì việc lạm dụng hóa chất phun lên rau củ, quả không những là một phương pháp đem lại hiệu quả cao, là mục tiêu nghiên cứu của các nhà khoa học mà hiện còn đang được nhà nước ta khuyến khích áp dụng và bước đầu đã đem lai những kết quả khá thành công. Với ba loài thiên địch đáng chú ý được chú trọng nhân nuôi và sử dụng là nhện bắt mồi, bọ xít bắt mồi và ong mắt đỏ Mỗi loài thiên địch đều có những tác dụng khác nhau với nhiều loại cây trồng. Điển hành như việc nuôi bọ xít bắt mồi (Orius sauteri P) thả trên ruộng dưa chuột ở Hà Nội ) đã cho thấy số lượng bọ trĩ bị khống chế, không tăng vượt quá ngưỡng gây hại (không cần phun thuốc), năng suất quả không kém vụ trước, mã quả đẹp, không bị cong queo, biến dạng. Thả nhện bắt mồi (Amblyseius) trên những khu vực trồng rau màu cần bảo vệ, chúng sẽ tiêu diệt hết các loài nhện đỏ, nhện trắng gây hại cây trồng mà không cần phun thuốc hóa học. Trong trường hợp môi trường ít nhện đỏ có thể sử dụng thêm các thức ăn khác như nhện trắng, phấn hoa, mật ong để giúp nhện bắt mồi duy trì sự sống. Các thử nghiệm thả nhện bắt mồi tại vùng Thanh trì, Hoàng Mai và Gia Lâm (Hà Nội) cho thấy nhện mắt mồi có khả năng kìm hãm nhện đỏ son trên cây đậu cô ve ngoài đồng ruộng. Với mật độ thả 3 con/cây trong vòng 16 ngày mật độ nhện bắt mồi đã tăng gấp 13 lần, mật độ nhện đỏ son giảm từ 70 con/cây xuống còn khoảng 3 con/cây. Trong khi với công thức đối chứng (không thả nhện bắt mồi), mật độ nhện đỏ tiếp tục tăng tới 100 con/cây. Ong mắt đỏ (Trichogramma ) có khả năng diệt sâu đục thân, sâu tơ hại cải bắp, ngô bông, ở các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Đồng Tháp, Bình Dương và vùng trồng bông ở Nha Hồ (Ninh Thuận). Kết quả bước đầu cho thấy số lượng bọ trĩ và sâu đục thân giảm không kém so với phun thuốc hóa học. Theo tính toán của các nhà khoa học, chi phí cho việc dùng bọ xít bắt mồi không rẻ hơn so với dùng thuốc bảo vệ thực vật. Nếu chi phí tiền hóa chất phun cho một sào ruộng hết khoảng đồng thì chi phí nuôi, thả thiên địch cũng khoảng ấy, nhưng hiệu quả bước đầu là như nhau. Nếu duy trì phương pháp này chúng ta có thể tạo ra nguồn thiên địch lâu dài trong tự nhiên, từ đó giảm chi phí nhân nuôi dẫn đến sẽ giảm được giá thành. Tuy nhiên hiện chưa có đơn vị nào dám đảm nhận khâu này vì, muốn biến thiên địch thành thương phẩm phải đầu tư dây chuyền sản xuất quy mô lớn, trong khi không lấy gì đảm bảo có bán được. Đồng thời, muốn triển khai được phương pháp này, phải thực hiện đồng bộ trên quy mô lớn. Không thể ruộng này dùng thiên địch, ruộng khác lại phun thuốc sâu. Cần có những chính sách của nhà nước nhằm trợ giá cho nông dân khi họ sử dụng các phương pháp sinh học trong nông nghiệp; ngoài ra nên hỗ trợ kinh phí cho nhà khoa học nuôi thiên địch và chuyển giao cho nông dân.

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.