Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương tới mức bị cảnh báo là “lạm phát” hiệp định thương mại. Năm 2015, Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu, rộng về kinh tế và thương mại với thế giới và khu vực thông qua ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Bài nghiên cứu này nhận định các cơ hội và thách thức do AEC và TPP đem lại từ đó khuyến nghị đối với nhà nước và với doanh nghiệp trước thềm hội nhập. | VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP TRƯỚC THỀM HỘI NHẬP MỚI TS. Phạm Thùy Giang Học viện Ngân hàng Tóm tắt Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương đa phương tới mức bị cảnh báo là lạm phát hiệp định thương mại. Năm 2015 Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu rộng về kinh tế và thương mại với thế giới và khu vực thông qua ký kết Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP và là thành viên của Cộng đồng Kinh tế ASEAN AEC . Hội nhập quốc tế không phải là chiếc đũa thần giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển. Hội nhập quốc tế mở ra cơ hội và đem đến thách thức cho cả nền kinh tế và cả các doanh nghiệp. Đứng trước hội nhập Nhà nước phải thể hiện được đúng vai trò dẫn dắt hỗ trợ doanh nghiệp phải chung sức để tận dụng cơ hội và đối phó với các thách thức. Bài nghiên cứu này nhận định các cơ hội và thách thức do AEC và TPP đem lại từ đó khuyến nghị đối với nhà nước và với doanh nghiệp trước thềm hội nhập. 1. Giới thiệu sơ lược về bối cảnh hội nhập năm 2015 Năm 2015 bối cảnh hội nhập của Việt Nam được đánh dấu bởi 2 sự kiện lớn là hoàn thành quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương tiến tới ký kết Hiệp định trong năm 2016 và sự ra đời chính thức của Cộng đồng Kinh tế ASEAN mà Việt Nam là một thành viên tham gia. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP Ngày 05 tháng 10 năm 2015 Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP gồm Australia Brunei Darussalam Canada Chile Nhật Bản Malaysia Mexico New Zealand Peru Singapore Mỹ và Việt Nam đã tuyên bố kết thúc đàm phán. Các nước TPP sẽ phải tiếp tục hoàn tất thủ tục rà soát pháp lý để chuẩn bị cho việc ký kết Hiệp định. Mỗi nước theo quy định của pháp luật nước mình sẽ dành thời gian nhất định để người dân nghiên cứu Hiệp định trước khi ký kết dao động từ 60 đến 90 ngày. Sau khoảng thời gian này các nước TPP sẽ tiến hành ký kết chính thức. Thời điểm ký kết 337 chính thức Hiệp định hiện chưa được xác định nhưng dự kiến sẽ không muộn hơn quý I năm .