Bài viết cho rằng, mặc dù chưa thể đo lường được một cách chính xác, đầy đủ và cụ thể hậu quả nhiều mặt của “cuộc ly hôn thế kỷ” này, song bước đầu cũng muốn nêu ra một số tác động của nó, và từ đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam, khi nước Anh chính thức rời khỏi EU. Mời các bạn cùng tham khảo! | Brexit và cộng đồng kinh tế ASEAN dưới góc nhìn hội nhập BREXIT TÁC ĐỘNG VÀ HÀM Ý CHO VIỆT NAM . Lưu Ngọc Trịnh - Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới Cuộc hôn nhân kéo dài 43 năm giữa Anh và EU đã chấm dứt với tỷ lệ 52 thuận 48 người dân Anh phản đối việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu EU sau kỳ trưng cầu dân ý lịch sử. Dù London và Scotland chọn ở lại EU nhưng đa số cử tri ở cái xứ một thời Mặt trời không bao giờ lặn này lại muốn chia tay vứt bỏ thành tựu của gần nửa thế kỷ xây đắp bất chấp những mất mát to lớn cả về chính trị kinh tế ngoại giao chỉ vì sợ bị thiệt thòi khi tham gia với những quốc gia mà Anh cho là kém phát triển hơn mình. Điều đó đã đang và sẽ tác động tới hầu hết các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Bài viết này cho rằng mặc dù chưa thể đo lường được một cách chính xác đầy đủ và cụ thể hậu quả nhiều mặt của cuộc ly hôn thế kỷ này song bước đầu cũng muốn nêu ra một số tác động của nó và từ đó rút ra một số hàm ý cho Việt Nam khi nước Anh chính thức rời khỏi EU. 1. Brexit là gì Brexit là thuật ngữ tiếng Anh ghép từ 2 chữ Britain nghĩa là Liên hiệp Vương quốc Anh và Exit nghĩa là thoát khỏi . Do đó ý nghĩa cụm từ Brexit nghĩa là ủng hộ cho Liên hiệp Vương quốc Anh rời khỏi khối EU. 2. Tại sao lại xảy ra Brexit Có thể nói rằng không phải Brexit bây giờ mới có hoặc xảy ra một cách bất ngờ mà nó đã được manh nha ngay từ năm 1973 khi Anh bắt đầu gia nhập vào Cộng đồng Kinh tế châu Âu EEC European Economic Community và luôn tồn tại âm ỉ dai dẳng từ đó đến nay. - Việc Anh tham gia vào Cộng đồng Kinh tế châu Âu EEC từ trước vốn đã có nhiều trục trặc. Có thời điểm ECC đã từ chối Anh. Về sau Anh cũng được tham gia vào EU. Nước Anh có nền văn hóa chính trị và phong cách sống khác với những nước châu Âu còn lại. Ở châu Âu có 3 nền kinh tế lớn là Đức Pháp và Anh với đặc trưng khác nhau. Kể từ khi Anh gia nhập khối này nhiều người dân Anh có luồng tư tưởng là Anh không thuộc về châu Âu và bất đồng với tư cách thành viên của EU1. Diễn giải thế .