Tiểu luận Xã hội học văn hóa: Hành vi lễ chùa của người dân nội thành Hà Nội hiện nay (Khảo sát tại địa bàn nội thành Hà Nội)

Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn chỉ ra những động cơ, mục đích của người dân khi đi lễ chùa; hành vi của người dân khi đi lễ chùa và những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi đi lễ chùa của người dân. Từ đó đưa ra các kết luận, khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm định hướng hành vi khi đi lễ chùa của người dân. Mời các bạn cùng tham khảo! | XÃ HỘI HỌC VĂN HÓA Đề tài nghiên cứu Hành vi lễ chùa của người dân nội thành Hà Nội hiện nay khảo sát tại địa bàn nội thành Hà Nội 1. Lý do chọn đề tài Trong bối cảnh chung của sự nghiệp đổi mới bên cạnh những biến đổi đáng khích lệ về mặt kinh tế đời sống tinh thần của nhân dân ta có nhiều khởi sắc và nảy sinh nhu cầu phục hồi nền văn hóa truyền thống. Trong số 6 tôn giáo lớn được Nhà nước công nhận gồm Phật giáo Thiên chúa giáo Tin lành Cao Đài Hòa hảo Hồi giáo thì Phật giáo là tôn giáo lớn nhất và có số lượng tín đò đông nhất ở Việt Nam. Phật giáo có một vị trí quan trọng trong cơ cấu tín ngưỡng tôn giáo văn hóa Việt Nam và hiện nay nó đang được phục hồi và phát triển. Nhiều ngôi chùa được xây dựng lại tu bổ thêm cùng những lê nghi ngày càng phong phú đa dạng. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tín ngưỡng tôn giáo của các cộng đồng dân cư Khi Việt Nam chuyển sang thời kinh tế thị trường yếu t ố may r ủi trong m ọi lĩnh vực của đời sống xã hội có xu hướng gia tăng. Tôn giáo là một lĩnh vực của đời sống tinh thần phản ánh khát vọng của con người muốn tạo dựng cuộc sống theo ý tưởng của mình. Những khát vọng không đạt được trong đời sống hiện thực thì con người nỗ lực tìm kiếm trong đời sống tôn giáo. Đây là một trong những lý do tôn giáo bùng lên và phát triển trong thời kinh tế thị trường. Sự đa dạng và phong phú của các hình thức khác nhau của đời sống kinh tế xã hội tạo nên sự phong phú và đa dạng của đời sống tôn giáo. Nhu cầu của tín đồ cũng nhiều thay đổi và dưới nhiều hình thức khác nhau. Ngày nay tín đồ không chỉ nhìn nhận người tu sĩ trên phương diện đắc đạo mà còn nhiều nội dung khác Hà Nội là Thủ đô trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của nước ta từ ngày xưa cho tới ngày nay. Đồng thời Hà Nội cũng là trung tâm Phật giáo lớn mang tính đặc thù Việt Nam từ truyền thống tới hiện đại hiện có tới gần 600 ngôi chùa. Các ngôi chùa đều thu hút một lượng dân cư rất lớn tới lễ vào những ngày rằm mồng một các ngày lễ quan trọng trong năm hoặc dịp đầu năm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.