Nghiên cứu hình thái và chỉ thị DNA Barcode của loài Xáo tam phân (Paramignyatrimera) thu thập tại Khánh Hòa, Việt Nam

Nghiên cứu này được thực hiện để hỗ trợ cho việc nhận diện loài P. trimera tại Khánh Hòa, phục vụ cho công tác nhận diện, nhân giống và bảo tồn. Kết quả nghiên cứu đã xác định được đặc điểm hình thái đặc trưng và mối quan hệ di truyền giữa các mẫu bằng phương pháp phân tích mã vạch DNA dựa trên chỉ thị gen ITS, matK và rbcL. | Tạp chí Công nghệ Sinh học 19 4 695-703 2021 NGHIÊN CỨU HÌNH THÁI VÀ CHỈ THỊ DNA BARCODE CỦA LOÀI XÁO TAM PHÂN Paramignyatrimera THU THẬP TẠI KHÁNH HÒA VIỆT NAM Phí Thị Cẩm Miện1 Phạm Bích Ngọc2 Chu Hoàng Hà2 Nguyễn Đức Bách1 1 Học viện Nông nghiệp Việt Nam VNUA 2 Viện Công nghệ sinh học Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Người chịu trách nhiệm liên lạc. E-mail mienbmtvat@ Ngày nhận bài Ngày nhận đăng TÓM TẮT Xáo tam phân Paramignya trimera là loài cây dược liệu bản địa quý đặc hữu của tỉnh Khánh Hòa Việt Nam. Trong nhiều năm trở lại đây P. trimera được khai thác sử dụng trong hỗ trợ và điều trị các bệnh lý về gan như viêm gan xơ gan và ung thư gan. Ghi nhận trong quá trình điều tra cho thấy P. trimera xuất hiện một số dạng cây có sự sai khác về hình thái lá và gai. Do vậy nghiên cứu này được thực hiện để hỗ trợ cho việc nhận diện loài P. trimera tại Khánh Hòa phục vụ cho công tác nhận diện nhân giống và bảo tồn. Kết quả nghiên cứu đã xác định được đặc điểm hình thái đặc trưng và mối quan hệ di truyền giữa các mẫu bằng phương pháp phân tích mã vạch DNA dựa trên chỉ thị gen ITS matK và rbcL. Về mặt hình thái P. trimera Khánh Hòa được phân biệt với các loài khác thuộc chi Paramignya ở các đặc điểm Lá thon dài duy nhất đầu lá xẻ thùy hình tim gân lá hình lông chim. Cuống lá có gai to nhọn và thẳng hoa tràng 3 6 nhị đực bầu trên có ba lá đài và hai lá noãn hạt có áo hạt màu trắng trong. Kết quả phân tích các mã vạch DNA ba vùng gen ITS matK và rbcLđể xác định mối quan hệ di truyền giữa năm mẫu P. trimera thu thập được tại Khánh Hòa. Độ dài trình tự nucleotide các mẫu nghiên cứu cho 3 vùng gen ITS matK và rbcL lần lượt là 850 bp 850 bp và 500 bp tương ứng. Trên cơ sở phân tích dữ kiệu cây kiểu hình cho thấy các mẫu X1 X2 X3 X4 X5 có cùng nguồn gốc tiến hoá về trình tự gen nhân ITS lục lạp matK và rbcL. Trên cơ sở đó nhận định 5 dạng hình thái P. trimera phân bố tại Khánh Hoà là cùng loài và mở rộng vùng phân bố cũng như nghiên cứu

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
387    138    4    19-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.