Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Việt Nam – một số bất cập và hướng hoàn thiện

Trong phạm vi bài viết, tác giả tập trung khái quát các vấn đề lý luận về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai, phân tích làm rõ một số vấn đề còn hạn chế, bất cập trong quy định cũng như thực thi áp dụng pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai và từ đó đưa ra một số đề xuất kiện nghị hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức này trong giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay. | HÒA GIẢI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI TẠI VIỆT NAM MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Trần Linh Huân Nguyễn Phước Thạnh TÓM TẮT Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến ở Việt Nam hiện nay. So với các tranh chấp khác tranh chấp đất đai khá phức tạp và thường phải giải quyết bằng việc kết hợp nhiều phương thức khác nhau trong đó có hòa giải. Hòa giải được xem là phương pháp ôn hòa đặt ý chí các chủ thể trong tranh chấp là trọng tâm nhằm hạn chế một cách tối đa những thiệt hại có thể xảy ra trên thực tế. Trong phạm vi bài viết tác giả tập trung khái quát các vấn đề lý luận về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai phân tích làm rõ một số vấn đề còn hạn chế bất cập trong quy định cũng như thực thi áp dụng pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai và từ đó đưa ra một số đề xuất kiện nghị hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng phương thức này trong giải quyết tranh chấp đất đai hiện nay. Từ khóa Tranh chấp đất đai giải quyết tranh chấp đất đai hòa giải. 1. Đặt vấn đề Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp diễn ra rất phổ biến. Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt là nguồn tài nguyên vô giá và đất đai cũng có giá trị lớn khiến cho các tranh chấp đất đai khó có thể hạn chế. Một trong những cách thức giải quyết tranh chấp đất đai chính là thông qua con đường hòa giải. Nghị quyết số 49 -NQ TW của Bộ Chính trị ngày 02 6 2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã ghi nhận Khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng hòa giải trọng tài tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó . Luật Đất đai 2013 sửa đổi bổ sung năm 2018 cũng quy định tại khoản 1 Điều 202 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở . Những quy định trên cho thấy Nhà nước ta rất quan tâm và khuyến khích người dân giải quyết tranh ThS. Khoa luật Thương mại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh email tlhuan@ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.