Học thuyết trách nhiệm bảo vệ: Tìm kiếm sự cân bằng giữa chủ quyền quốc gia và nhân quyền

Bài viết phân tích một số tác động của học thuyết này đối với sự thay đổi quan niệm về chủ quyền, cũng như những hàm ý, liên hệ với Việt Nam liên quan đến việc thực thi chủ quyền và quyền con người. | HỌC THUYẾT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ TÌM KIẾM SỰ CÂN BẰNG GIỮA CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ NHÂN QUYỀN TS. Lã Khánh Tùng Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Trách nhiệm bảo vệ là học thuyết mới được hình thành trong khoảng hai thập niên gần đây đề cao trách nhiệm của các nhà nước và cộng đồng quốc tế bảo vệ thường dân trước các vi phạm quyền con người nghiêm trọng. Học thuyết này gắn chủ quyền quốc gia với trách nhiệm bảo vệ quyền con người. Tuy nhiên học thuyết này cũng gây ra những tranh cãi làm nhiều quốc gia học giả quan ngại về khả năng ngăn chặn các thảm họa nhân đạo cũng như cảnh giác về nguy cơ xâm phạm chủ quyền. Bài viết phân tích một số tác động của học thuyết này đối với sự thay đổi quan niệm về chủ quyền cũng như những hàm ý liên hệ với Việt Nam liên quan đến việc thực thi chủ quyền và quyền con người. Từ khóa Trách nhiệm Bảo vệ chủ quyền quyền con người can thiệp. Trách nhiệm Bảo vệ Responsibility to Protect viết tắt là R2P hoặc RtoP học thuyết mới được hình thành trong khoảng hai thập niên gần đây nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà nước và cộng đồng quốc tế bảo vệ thường dân trước các vi phạm quyền con người đặc biệt là những tội phạm nghiêm trọng nhất. Bài viết này phân tích một số yếu tố chính thúc đẩy sự ra đời phát triển của học thuyết cũng như những tranh cãi quan ngại mà học thuyết gây ra phần I sau đó những hàm ý tác động của học thuyết này đối với quan niệm về chủ quyền cũng như những hàm ý liên hệ với Việt Nam sẽ được thảo luận phần II . I. HỌC THUYẾT TRÁCH NHIỆM BẢO VỆ Những hạn chế bất lực của các thể chế quốc tế bao gồm Liên Hợp quốc từ đây viết tắt là LHQ và pháp luật quốc tế trước những thảm họa đặc biệt là trong thập niên 1990 đã là động lực chính cho sự ra đời của học thuyết về Trách nhiệm Bảo vệ. Từ nghiên cứu khuyến nghị của một nhóm chuyên gia học thuyết này được thể chế hóa ở phạm vi quốc tế bởi LHQ vào năm 2005. . Động lực hình thành học thuyết Trong khi quyền con người mang tính phổ quát tôn trọng các quyền cơ bản bao gồm quyền sống

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.