Một số vấn đề lý luận về kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013

Bài viết tập trung phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp như khái niệm quyền tư pháp, khái niệm, đặc điểm, nội dung, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp. | MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT GIỮA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƢỚC TRONG VIỆC THỰC HIỆN QUYỀN TƢ PHÁP THEO HIẾN PHÁP NĂM 2013 TS. Lê Ngọc Duy Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Tóm tắt Bài viết tập trung phân tích luận giải một số vấn đề lý luận về kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp như khái niệm quyền tư pháp khái niệm đặc điểm nội dung kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp. Trên cơ sở đó phân tích chỉ rõ phương thức kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013. Từ khóa Quyền tư pháp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp Hiến pháp 2013 về kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp. Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên ghi nhận nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước để bổ sung hoàn thiện nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước quy định tại khoản 3 Điều 2 Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công phối hợp kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp tư pháp . Đặc biệt vấn đề kiểm soát quyền lực tư pháp còn nhiều quan điểm khác nhau để làm rõ nội hàm nguyên tắc này nhằm tiếp tục bổ sung vào hệ thống lý luận để hoàn thiện pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu một số vấn đề lý luận về kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013 là hết sức cần thiết có ý nghĩa về mặt lý luận pháp lý và thực tiễn tổ chức thực hiện quyền lực tư pháp nói riêng và quyền lực nhà nước nói chung. 1. Khái niệm đặc điểm về kiểm soát giữa các cơ quan nhà nƣớc trong việc thực hiện quyền tƣ pháp a. Quan niệm về quyền tư pháp Ở Việt Nam việc tổ chức bộ máy nhà nước được thực hiện theo chế độ tập quyền XHCN nên tư pháp được hiểu là bảo vệ pháp luật là nền tư pháp của quốc gia gồm hệ thống các cơ quan tổ chức nghề nghiệp mà hoạt động của các cơ quan tổ chức này trực tiếp hoặc hỗ trợ cho hoạt động xét xử của Tòa án nhằm bảo vệ pháp luật

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.