Bài viết trình bày việc tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức tự quản về an ninh trật tự hiệu quả trong nông thôn (điển hình ở miền Bắc, Trung và Nam); Đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình tự quản về an ninh trật tự tại các khu dân cư (phù hợp với đặc điểm văn hoá, phong tục tập quán, điều kiện kinh tế xã hội của vùng, miền). | Thông tin chung Tên Đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp nhân rộng mô hình tự quản về an ninh trật tự tại các khu dân cư trong xây dựng nông thôn mới Thời gian thực hiện 12 2015 3 2017 Cơ quan chủ trì Học viện Khoa học xã hội Chủ nhiệm đề tài Nguyễn Hữu Đễ ĐTDĐ Email 1. Đặt vấn đề Trong tiến trình ba mươi năm đổi mới đất nước 1986-2016 cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội an ninh trật tự nói chung trong đó có khu vực nông thôn được đặc biệt coi trọng. Thực tế này trước hết thể hiện qua nhiều văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước. Ngay Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định Mọi công dân phải tham gia việc giử gìn an ninh trật tự an toàn xã hội chống địch phá hoại bảo vệ Tổ quốc coi đó là nghĩa vụ thiêng liêng và cao quý của mình . Công cuộc bảo vệ an ninh chính trị giử gìn trật tự an toàn xã hội cần được tiến hành bằng sức mạnh của mọi lực lượng vũ trang và không vũ trang và bằng mọi phương tiện cần thiết Đảng Cộng sản Việt Nam 1986 . Hiến Pháp Việt Nam là văn bản pháp luật cao nhất đã luôn đặt nhân dân là chủ thể của quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước. Mặc dù nhà nước được bầu ra để thay mặt nhân dân quản lý xã hội nhưng người dân có quyền tham gia và quyết định trong các vấn đề xã hội liên quan mật thiết đến cuộc sống của họ. Điều 28 Hiến Pháp 2013 chỉ rõ bản thân công dân có quyền này đồng thời nhà nước có trách nhiệm tạo thuận lợi để người dân thực hiện nó 1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở địa phương và cả nước . Như vậy rõ ràng là vấn đề an ninh trật tự an toàn xã hội đã rất được coi trọng không chỉ trong giai đoạn hiện nay mà còn ngay từ khi tiến trình đổi mới đất nước vấn đề này được thể hiện trong các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà văn bản chính sách nói trên chính là cơ sở lý luận quan trọng đối với việc thành lập và nhân rộng các mô hình tự quản về an ninh trật tự tại địa phương đặc biệt