Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mô hình làng nghề tre, tầm vông, trúc đan lát theo hướng tập trung kết hợp du lịch sinh thái tại huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu phục vụ xây dựng nông thôn mới

Xây dựng được mô hình làng nghề truyền thống sản xuất và quản lý hiện đại tại xã Vĩnh Phú Đông, huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu, gắn với hoạt động du lịch làng nghề, nâng cao thu nhập cho người dân, bảo tồn và phát huy nghề và văn hóa nghề, tạo điều kiện để đẩy mạnh phát triển các hoạt động phi nông nghiệp và du lịch trên địa bàn, xây dựng mô hình mẫu để rút kinh nghiệm trong việc mở rộng các mô hình tại địa phương. | I. Thông tin chung Tên Đề tài Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để xây dựng mô hình làng nghề tre tầm vông trúc đan lát theo hướng tập trung kết hợp du lịch sinh thái tại huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu phục vụ xây dựng nông thôn mới Thời gian thực hiện 6 2015 9 2017 Cơ quan chủ trì Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Khoa học Công nghệ huyện Phước Long tỉnh Bạc Liêu Chủ nhiệm đề tài Phan Minh Cảnh ĐTDĐ Email canh1964@ 1. Đặt vấn đề Theo thống kê hiện nay tỉnh Bạc Liêu có 8 làng nghề nổi tiếng và mang tính chất truyền thống như làng nghề mộc đã tồn tại trên 80 năm nghề rèn trên 100 năm những làng nghề tập trung chủ yếu ở huyện Hồng Dân và Phước Long. Tuy nhiên nhìn chung làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa đa dạng về ngành hàng phát triển chậm phân tán quy mô sản xuất nhỏ. Làng nghề đan lát truyền thống ở ấp Mỹ 1- xã Vĩnh Phú Đông huyện Phước Long có truyền thống từ nhiều năm qua đến nay vẫn được duy trì và phát triển. Ngày 22 10 2009 tại huyện Phước Long UBND huyện tổ chức lễ công nhận làng nghề đan lát truyền thống ở ấp Mỹ 1 xã Vĩnh Phú Đông là làng nghề truyền thống. Đây là làng nghề đầu tiên trong tỉnh được công nhận theo Nghị định 66 2006 của Chính phủ về phát triển các ngành nghề truyền thống địa phương .Sản phẩm của làng nghề luôn được ưa chuộng trên thị trường nhờ tính truyền thống mang nét đặc trưng riêng của địa phương. Người dân ấp Mỹ 1 sống chủ yếu bằng nghề sản xuất nông nghiệp độc canh cây lúa và kết hợp trồng màu kết hợp với nghề đan lát truyền thống có từ lâu đời vào lúc nông nhàn nhằm tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo. Nguồn nguyên liệu đầu vào của làng nghề chủ yếu là từ tre và trúc. Hiện nay phần lớn nguồn nguyên liệu này được các hộ trồng ngay tại địa phương cung cấp khoảng 70 . Ngoài ra để đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất các hộ phải mua thêm nguồn nguyên liệu từ các địa phương khác tại các tỉnh lân cận trong khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long khoảng 30 . Việc mua nguyên liệu từ bên ngoài khiến các hộ gặp nhiều khó .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
463    18    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.