Lễ hội Đền Bà Tấm Đền Bà Tấm nay thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, xưa thuộc trang Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Dương Xá gồm ba thôn là Dương Đình, Dương Đá và Dương Đanh (Tam Dương), xa nữa là ba ngõ trong một làng, đền Bà Tấm nằm trên đất của thôn Dương Đá . Trước đây riêng Dương Xà là một xã, nhưng nay hợp với Thuận Quang và Yên Bình thành xã Dương Xá mới. Trong hậu cung đền có tượng bà Tấm (Nguyên Phi ỷ. | Lễ hội Đền Bà Tấm Đền Bà Tấm nay thuộc xã Dương Xá huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội xưa thuộc trang Thổ Lỗi huyện Siêu Loại phủ Thuận An tỉnh Bắc Ninh. Dương Xá gồm ba thôn là Dương Đình Dương Đá và Dương Đanh Tam Dương xa nữa là ba ngõ trong một làng đền Bà Tấm nằm trên đất của thôn Dương Đá . Trước đây riêng Dương Xà là một xã nhưng nay hợp với Thuận Quang và Yên Bình thành xã Dương Xá mới. Trong hậu cung đền có tượng bà Tấm Nguyên Phi ỷ Lan và sáu tượng nữ khác gọi là lục bộ. Gian ngoài có đặt một số đồ thờ và chiếc ngai trên ngai có bài vị ghi Lý triều đệ tam hoàng thái hậu và một vài bia ký ở hai gian bên cạnh. Đặc biệt có bộ khám long đình rất đẹp mang niên đại thời Mạc. Hàng năm ngày tiệc lệ chính là 19-2 âm lịch - ngày hội lớn là 25-7 tương truyền là ngày giỗ bà. Ngoài ra vào các dịp xuân thu những ngày sóc vọng đều có lễ trong đền. Xưa kia hội đền bà Tấm rất lớn không phải chỉ có Dương Xá và Thuận Quang tổ chức mà cả tổng Dương Quang cũ gồm chín xã suốt từ Sủi Phú Thị cho tới Văn Lâm Hảí Hưng và những làng cấy ruộng hậu của đền. Trong đền còn giữ được tấm bia ghi rõ tên các làng cấy ruộng hậu của đền với số lượng cụ thể. Do hội khá lớn nên thường phải năm năm mới tổ chức một lần. Hội cuối cùng theo trí nhớ của dân làng được tổ chức vào năm 1939 nhiều người còn nhớ cả tên người được giải cờ người năm đó là ông Trần Nhật Tân. Trước đây chính hội là từ 19 đến 22 tháng 2 âm lịch nhưng thực chất người ta đã rục rịch từ ngày 16 và đến tận 25 tháng 2 mới hết hội. Ngay từ tiệc đầu xuân dân làng đã tụ hội tại đền để chuẩn bị hội xuân tế lễ cẩn cáo với Bà mong phù hộ cho làng. Dân làng chọn cử các tiên chỉ tổng cờ ban tế cùng các việc khác cho ngày hội. Ngày 19-2 âm lịch tương truyền là ngày sinh của bà Tấm. Ngày hội được mở đầu bằng một đám rước long trọng - rước nước. Đám rước khởi hành từ đền Bà Tấm lên tới giếng nước cạnh chùa làng Sủi Phú Thị cách đền khoảng 2km. Đi đầu đám rước là cờ ngũ hành tiếp đến là Tổng cờ rồi đến chiêng trống bát bửu. Liền sau đó là .