Phương pháp xác định tọa độ trạm CORS theo khung tham chiếu mặt đất quốc tế - ITRF bằng Bernese 5.0

Bài viết này trình bày phương pháp xử lý số liệu và xác định tọa độ cho trạm CORS lắp đặt ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất với thời gian thu số liệu liên tục trong 18 ngày bằng phần mềm Bernese . | Trao đổi - Ý kiến PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỌA ĐỘ TRẠM CORS THEO KHUNG THAM CHIẾU MẶT ĐẤT QUỐC TẾ - ITRF BẰNG BERNESE PHẠM CÔNG KHẢI NGUYỄN VIẾT NGHĨA Trường Đại học Mỏ - Địa chất Tóm tắt Hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia và khu vực đã cho xây dựng hệ thống trạm CORS với những trình độ kỹ thuật và ứng dụng khác nhau. Ở Việt Nam hệ thống trạm CORS đã bắt đầu được đưa vào ứng dụng thử nghiệm. Được sự tài trợ của tập đoàn máy trắc địa Nam Phương SOUTH đã lắp đặt tại trường Đại học Mỏ-Địa chất một trạm CORS. Để hệ thống hoạt động được cần phải xác định tọa độ chính xác của trạm CORS trong hệ WGS84 và do đó cần thiết phải đo nối đến trạm quan trắc quốc tế IGS. Bài báo này trình bày phương pháp xử lý số liệu và xác định tọa độ cho trạm CORS lắp đặt ở Trường Đại học Mỏ - Địa chất với thời gian thu số liệu liên tục trong 18 ngày bằng phần mềm Bernese . 1. Đặt vấn đề Hệ thống trạm tham chiếu liên tục CORS được định nghĩa là một hoặc nhiều trạm tham chiếu GNSS vận hành liên tục cố định kết hợp ứng dụng công nghệ máy tính hiện đại và hệ thống mạng internet truyền dữ liệu tạo thành một mạng lưới đồng bộ. Trên cơ sở vận hành của trạm CORS có thể sử dụng phương pháp đo động xử lý tức thời RTK và chỉ cần sử dụng thêm 1 máy thu di động GNSS có khả năng kết nối dữ liệu qua GPRS viễn thông tới trạm CORS thì có thể tiến hành xác định tọa độ điểm máy thu di động chính xác nhanh chóng với khoảng cách tăng đáng kể. Để có thể vận hành và đưa vào phục vụ vấn đề đặt ra là cần phải tiến hành xác định được tọa độ tuyệt đối có độ chính xác cao cho trạm CORS trong hệ tọa độ WGS84 bằng cách kết nối đến trạm quan trắc IGS quốc tế kết hợp sử dụng chương trình xử lý dữ liệu đo GNSS độ chính xác cao như Bernese GAMIT GLOBK . Như đã biết từ năm 1995 sau khi xác định lại tọa độ các trạm quan sát độ lệch giữa WGS-84 và ITRF đã xác định được độ lệch cỡ 10 centimet 4 . Với sự hợp tác của tập đoàn South Trung Quốc và Khoa Trắc địa trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tiến hành lắp đặt một .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.