Trong nghiên cứu này, mô hình WRF–ARW được sử dụng để dự báo lại đợt dông gây mưa đá dữ dội trên khu vực Đông Bắc Bộ từ ngày 24–25/01/2020. Kết quả cho thấy mô hình đã dự báo được hình thế qui mô lớn thuận lợi cho sự phát triển dông, đó là hội tụ mực thấp trong rãnh bị nén, front lạnh cùng với rãnh gió tây trên cao và dòng xiết. | Bài báo khoa học Dự báo lại đợt dông gây mưa đá ngày 24 25 01 2020 trên khu vực Đông Bắc Bộ bằng mô hình số Đoàn Mạnh Duy1 Nguyễn Minh Trường1 1 Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội duydm99@ truongnm@ Tác giả liên hệ truongnm@ Tel 84 912075253 Ban Biên tập nhận bài 2 3 2022 Ngày phản biện xong 1 4 2022 Ngày đăng bài 25 5 2022 Tóm tắt Trong nghiên cứu này mô hình WRF ARW được sử dụng để dự báo lại đợt dông gây mưa đá dữ dội trên khu vực Đông Bắc Bộ từ ngày 24 25 01 2020. Kết quả cho thấy mô hình đã dự báo được hình thế qui mô lớn thuận lợi cho sự phát triển dông đó là hội tụ mực thấp trong rãnh bị nén front lạnh cùng với rãnh gió tây trên cao và dòng xiết. Hội tụ thông lượng ẩm từ phương nam là nguồn cung cấp năng lượng cho hoạt động của dông. Các chỉ số dông bao gồm độ xoáy dòng thăng UH và tổng lượng graupel trong cột khí quyển CTG cho thấy mô hình đã dự báo tốt thời điểm hình thành vị trí và hướng di chuyển của các ổ dông. Về mặt độ lớn chỉ số UH vượt ngưỡng nhưng chỉ số CTG không đạt ngưỡng dự báo dông gây mưa đá cường độ mạnh tương ứng kích thước hạt đá trung bình trên 25 mm . Phân bố thẳng đứng của graupel gợi ý rằng các chỉ số dùng cho mô hình số dự báo dông gây mưa đá được xác định cho vùng ngoại nhiệt đới vào mùa hè có thể cần phải được điều chỉnh cho phù hợp với khu vực Việt Nam. Từ khóa Mưa đá Chỉ số dông Mô hình WRF ARW. _ 1. Mở đầu Mưa đá là giáng thủy dạng rắn đường kính hạt từ 5 mm trở lên thường đi kèm với dông lốc xảy ra trong các cơn dông mạnh với diện cục bộ và thời gian xảy ra ngắn 1 . Mưa đá thường hình thành trong các ổ dông lớn với dòng thăng mạnh nguồn ẩm dồi dào độ bất ổn định lớn và một số điều kiện ban đầu kích thích đối lưu 2 . Hạt đá có đường kinh phổ biến khoảng 2 5 cm đôi khi có thể đạt tới 15 cm khối lượng lên tới 500 g mỗi viên. Mưa đá thường xuất hiện ở miền ôn đới và cận nhiệt đới đôi khi có thể xảy ra ở miền nhiệt đới tuy nhiên rất hiếm do .