Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nạo vét đến quá trình bồi lắng – xói lở tại khu vực sông Gò Gia, huyện Cần Giờ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nạo vét đến quá trình bồi xói đáy sông Gò Gia, huyện Cần Giờ. Bộ mô hình MIKE 21FM với hai mô–đun HD và MT được sử dụng để mô phỏng dòng chảy và quá trình bồi lắng–xói lở tại khu vực nghiên cứu. | Bài báo khoa học Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nạo vét đến quá trình bồi lắng xói lở tại khu vực sông Gò Gia huyện Cần Giờ Nguyễn Thị Diễm Thúy1 Đào Nguyên Khôi 1 Bùi Phi Phụng1 Nguyễn Thị Bảy2 1 Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia nguyenthidiemthuyapag@ dnkhoi@ 2 Khoa Kỹ thuật xây dựng Trường Đại học Bách Khoa Đại học Quốc gia nguyentbay@ Tác giả liên hệ nguyenthidiemthuyapag@ Tel. 84 968638978 Ban Biên tập nhận bài 19 4 2022 Ngày phản biện xong 28 4 2022 Ngày đăng bài 25 5 2022 Tóm tắt Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của hoạt động nạo vét đến quá trình bồi xói đáy sông Gò Gia huyện Cần Giờ. Bộ mô hình MIKE 21FM với hai mô đun HD và MT được sử dụng để mô phỏng dòng chảy và quá trình bồi lắng xói lở tại khu vực nghiên cứu. Kết quả hiệu chỉnh kiểm định mực nước và lưu lượng có độ tin cậy cao điều này được khẳng định thông qua các chỉ số NSE và R2 đều đạt mức tốt đến rất tốt với giá trị lớn hơn 0 83 ở cả 04 trạm thủy văn trong khu vực. Bên cạnh đó sai số giữa nồng độ phù sa thực đo và mô phỏng đều nhỏ hơn 20 ở cả hai giai đoạn hiệu chỉnh và kiểm định. Các kết quả phân tích quá trình bồi lắng xói lở theo hai kịch bản khi không nạo vét và khi có nạo vét cho thấy các khu vực trong phạm vi ô nạo vét quá trình xói có xu hướng giảm và quá trình bồi có xu hướng tăng. Tại các khu vực phía trên hoặc dưới phạm vi nạo vét có thể do vận tốc dòng chảy tăng quá trình xói có xu hướng tăng sau khi nạo vét. Có thể thấy quá trình nạo vét có xu hướng làm thay đổi vận tốc dòng chảy cũng như diễn biến lòng dẫn tại các khu vực xung quanh phạm vi nạo vét. Từ khóa Huyện Cần Giờ MIKE 21FM Nạo vét Sông Gò Gia Xói lở. 1. Mở đầu Quá trình sạt lở hai bên bờ sông là hệ quả của sự tương tác giữa các yếu tố tự nhiên với hoạt động của con người và giữa các yếu tố tự nhiên với nhau bao gồm đặc điểm thủy lực trên sông kênh và tính chất vật lý của bờ. Tính đến thời điểm hiện

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
124    67    5    28-03-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.