Trong phạm vi bài viết này đưa ra một số phương pháp phát triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh tiểu học qua sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 - bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 57 2022 73 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG NGHE NÓI CHO HỌC SINH TIỂU HỌC PHÂN TÍCH TRƯỜNG HỢP SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT LỚP 2 - BỘ KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG Hà Thu Thủy Vũ Diệu Hoa Quản Thu Trang Phạm Thu Tâm Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Hoạt động nghe - nói là hai trong bốn hoạt động cơ bản nghe nói đọc viết diễn ra thường xuyên trong cuộc sống giúp con người nhận thức tư duy và khám phá thế giới. Kĩ năng nghe - nói tốt giúp học sinh giải quyết nhiều vấn đề tình huống phát sinh trong quá trình học tập và giao tiếp. Tuy nhiên trong quá trình dạy học Tiếng Việt ở tiểu học việc rèn kĩ năng nghe - nói cho học sinh còn những tồn tại cần tháo gỡ. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi đưa ra một số phương pháp phát triển kĩ năng nghe - nói cho học sinh tiểu học qua sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 - bộ Kết nối tri thức với cuộc sống nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ khóa Phương pháp kĩ năng nghe - nói học sinh tiểu học Tiếng Việt 2 Kết nối tri thức với cuộc sống. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Hà Thu Thuỷ Email htthuy@ 1. MỞ ĐẦU Thực hiện yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục Chương trình giáo dục phổ thông CTGDPT tổng thể 2018 đã có sự thay đổi lớn từ coi trọng dạy nội dung kiến thức sang chú trọng hình thành phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của học sinh. Ở môn Tiếng Việt bậc tiểu học bảy phân môn gồm Học vần Tập viết Tập đọc Chính tả Kể chuyện Luyện từ và câu Tập làm văn được thay thế bằng các hoạt động giao tiếp Đọc - Viết - Nói - Nghe. Trong đó kĩ năng nghe - nói là hai kĩ năng rất quan trọng hỗ trợ học sinh trong quá trình giao tiếp và học tập. Tuy nhiên trong quá trình rèn hai kĩ năng này cho học sinh giáo viên tiểu học còn gặp không ít khó khăn do các em chỉ chú ý tới các chi tiết ngẫu nhiên chưa có khả năng tổng hợp tính trực quan cụ thể vẫn còn thể hiện ở các lớp đầu bậc tiểu học sau đó mới chuyển dần sang tính