Thiên nhiên trong truyện Kiều của Nguyễn Du nhìn từ cảm quan văn hóa người Việt

Khảo sát Truyện Kiều, chúng tôi thấy có một tinh thần Việt thấm đẫm trong những trang viết, đặc biệt là những câu viết về thiên nhiên. Ở đó, thiên nhiên được nhìn nhận trong cảm quan văn hóa Việt với những màu sắc dân tộc và đường nét uyển chuyển mềm mại, đặc biệt là cảm quan tính giao vũ trụ và tín ngưỡng thường nhật chi phối cách nhìn nhận thế giới tự nhiên của Nguyễn Du. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC HUẾ HTKH 2019 THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU NHÌN TỪ CẢM QUAN VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT NGUYỄN QUỐC KHA Học viên Cao học Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Email nguyenkha259@ Tóm tắt Có nhiều con đường để giải mã tác phẩm văn học trong đó có cách giải mã từ góc nhìn văn hóa. Tìm hiểu cảm thức thiên nhiên của một dân tộc cũng là một cách tìm hiểu văn hóa của dân tộc đó vì mỗi dân tộc có những cách ứng xử văn hóa khác nhau đối với thiên nhiên. Khảo sát Truyện Kiều chúng tôi thấy có một tinh thần Việt thấm đẫm trong những trang viết đặc biệt là những câu viết về thiên nhiên. Ở đó thiên nhiên được nhìn nhận trong cảm quan văn hóa Việt với những màu sắc dân tộc và đường nét uyển chuyển mềm mại đặc biệt là cảm quan tính giao vũ trụ và tín ngưỡng thường nhật chi phối cách nhìn nhận thế giới tự nhiên của Nguyễn Du. Có thể nói ẩn sâu dưới cảm thức thiên nhiên của Nguyễn Du trong Truyện Kiều là những vỉa tầng văn hóa Việt. Tìm hiểu cảm thức thiên nhiên trong Truyện Kiều cũng là một cách khám phá văn hóa Việt thú vị. Từ khóa Thiên nhiên Truyện Kiều văn hóa. 1. MỞ ĐẦU Thiên nhiên tồn tại xung quanh con người. Tuy nhiên mỗi cá thể mỗi cộng đồng dân tộc sẽ tùy theo thời đại vùng địa lý và cá tính mà cảm nhận về thiên nhiên khác nhau. Với đặc trưng văn hóa gốc nông nghiệp người phương Đông trong đó có cộng đồng người Việt đã biết dựa vào tự nhiên để tồn tại. Các nền văn minh nhân loại như Ai Cập Lưỡng Hà Ấn Độ Trung Hoa đều khởi phát từ các con sông lớn như sông Nil sông Ấn Sông Hằng sông Hoàng Hà. Nguồn gốc văn hóa nông nghiệp đã dạy con người cách sống hài hòa với thiên nhiên để có thể tồn tại và phát triển. Chính thế mà trong tâm thức mỗi con người phương Đông đều thấy mình là một phần không thể thiếu của thiên nhiên thanh sạch thuần khiết. Điều này ánh xạ vào tôn giáo triết học rồi đi vào văn chương. Đứng trong nguồn mạch chung đó thiên nhiên trở thành mạch ngầm tươi mát xuyên suốt dòng văn học người Việt từ bao đời. Tìm hiểu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.