Lương Khắc Ninh với cuộc vận động cải cách kinh tế ở Nam Kỳ trên báo “Nông cổ mín đàm” đầu thế kỷ XX

Từ việc tìm hiểu thành quả của phong trào Duy Tân ở nhiều nước châu Á, tiếp thu tư tưởng tiến bộ về khoa học kĩ thuật của phương Tây, các nhà Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX nhận thức rằng khi kinh tế đất nước phồn thịnh thì tạo nên nền tảng xã hội vững mạnh, từ đó có đủ tiềm lực đánh đuổi ngoại xâm, giành lại độc lập cho dân tộc. Bài viết nghiên cứu về quan điểm vận động tranh thương của chủ bút Lương Khắc Ninh trên báo Nông cổ mín đàm. | HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ 11 2019 LƯƠNG KHẮC NINH VỚI CUỘC VẬN ĐỘNG CẢI CÁCH KINH TẾ Ở NAM KỲ TRÊN BÁO NÔNG CỔ MÍN ĐÀM ĐẦU THẾ KỶ XX NGUYỄN THẾ HỒNG Trường Đại học Đồng Tháp Nghiên cứu sinh Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh Email reaganusa1986@ Tóm tắt Nông cổ mín đàm là tờ báo kinh tế đầu tiên ở Nam Kỳ số ra đầu tiên ngày 1 8 1901 số cuối ngày 28 7 1904 số 150 phát hành ngày thứ Năm với 8 trang khổ 17cm x 20cm . Lương Khắc Ninh là chủ bút đầu tiên của tờ báo từ việc phân tích những hạn chế trong kinh doanh ông đã nêu ra những biện pháp giúp người Việt tranh thương với tư sản nước ngoài ở Nam Kỳ. Qua đó góp phần tạo nên sự sôi nổi trong các hoạt động kinh tế - chính trị của phong trào Minh Tân đầu thế kỷ XX ở đây. Từ khóa Nông cổ mín đàm Lương Khắc Ninh Nam Kỳ kinh tế Minh Tân. 1. MỞ ĐẦU Từ việc tìm hiểu thành quả của phong trào Duy Tân ở nhiều nước châu Á tiếp thu tư tưởng tiến bộ về khoa học kĩ thuật của phương Tây các nhà Minh Tân ở Nam Kỳ đầu thế kỷ XX nhận thức rằng khi kinh tế đất nước phồn thịnh thì tạo nên nền tảng xã hội vững mạnh từ đó có đủ tiềm lực đánh đuổi ngoại xâm giành lại độc lập cho dân tộc. Bài viết nghiên cứu về quan điểm vận động tranh thương của chủ bút Lương Khắc Ninh trên báo Nông cổ mín đàm. 2. NỘI DUNG . Sự ra đời của phong trào Minh Tân ở Nam Kỳ Nửa sau thế kỷ XIX lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của cuộc chống ngoại xâm quan niệm trung quân - ái quốc không còn phù hợp. Trước yêu cầu của lịch sử nhiều nhà tư tưởng tiến bộ đã đề xuất tư tưởng canh tân nhằm chấn hưng đất nước như Phạm Phú Thứ Đặng Huy Trứ Nguyễn Trường Tộ Nguyễn Lộ Trạch nhưng các đề xuất đều thất bại. Vào những năm đầu thế kỹ XX ở Việt Nam xuất hiện trào lưu tư tưởng cứu nước mới đại diện là các văn thân sĩ phu yêu nước tiến bộ. Hai đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh với quan điểm .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.