Tiếp biến văn hóa trong hình tượng Cao Đài Tam Thánh

Ra đời ở Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XX, đến nay đạo Cao Đài đã ảnh hưởng rộng rãi đến đời sống tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước. Bài viết tập trung nghiên cứu về sự tiếp biến văn hóa Đông – Tây trong đạo Cao Đài thông qua hình tượng Tam Thánh Cao Đài ký hòa ước. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC HUẾ HTKH 2019 TIẾP BIẾN VĂN HÓA TRONG HÌNH TƯỢNG CAO ĐÀI TAM THÁNH DƯƠNG VĂN HẬU ĐẶNG VĂN CHƯƠNG Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Tóm tắt Ra đời ở Việt Nam từ nửa đầu thế kỷ XX đến nay đạo Cao Đài đã ảnh hưởng rộng rãi đến đời sống tín ngưỡng tôn giáo của cộng đồng người Việt ở trong và ngoài nước1. Là một tôn giáo bản địa song Cao Đài được xây dựng trên nền tảng dung hợp nhiều yếu tố văn hóa tôn giáo khác nhau trên thế giới. Bài viết tập trung nghiên cứu về sự tiếp biến văn hóa Đông Tây trong đạo Cao Đài thông qua hình tượng Tam Thánh Cao Đài ký hòa ước. Từ khóa Cao Đài Tam thánh tiếp biến văn hóa. 1. DẪN NHẬP Tam Thánh là một hình tượng đặc sắc trong đạo Cao Đài. Hình tượng Tam Thánh thể hiện thông qua bức vẽ Tam thánh ký hòa ước được đặt trong các đền thánh thánh thất của đạo Cao Đài. Bức vẽ miêu tả ba vị thánh gồm Nguyễn Bỉnh Kiêm Victor Hugo và Tôn Trung Sơn đang ký một bảng hòa ước mà tín hữu đạo này cho rằng đó là bảng hòa ước của Trời và Người nhằm hướng tới Chân - Thiện - Mỹ. Việc lựa chọn nhân vật cũng như xây dựng kết cấu nội dung thông qua miêu tả giữa yếu tố hiện thực và huyền bí đã tạo nên một giá trị riêng chỉ có ở Tam Thánh Cao Đài. Bên cạnh những giá trị văn hóa tâm linh hình tượng Tam thánh thể hiện sinh động quá trình tiếp biến văn hóa ngoại sinh thành văn hóa nội sinh ở Việt Nam. 2. NỘI DUNG Hình 1. Cao Đài Tam thánh . Cơ sở tạo dựng hình tượng Cao Đài Tam Thánh Nguồn Giáo lý của Cao Đài luôn hướng đến mục đích quy nguyên tam giáo hiệp nhất ngũ chi để giải thích cho sự sáng tạo vũ trụ và hình thành tư tưởng đại đồng tôn giáo. Tam giáo bao gồm Phật giáo Đạo giáo và Nho giáo là các tôn giáo có ảnh hưởng lâu dài sâu sắc đến đời sống văn hóa của cộng đồng người Việt và đã trở thành hệ tam giáo đồng nguyên trong tư tưởng văn hóa Việt 1 . Khi giải thích cho quan điểm tam giáo đồng nguyên hoặc quy tam giáo của mình quan niệm của đạo Cao Đài cho rằng các tôn giáo trước không còn đủ

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.