Tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lý

Bài viết này trình bày việc nghiên cứu sử dụng thí nghiệm tự tạo để tạo tình huống có vấn đề trong học tập nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ thông. | TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA THÍ NGHIỆM TỰ TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ NGUYỄN HOÀNG ANH Trường Đại học Đồng Tháp LÊ VĂN GIÁO Trường Đại học sư phạm Đại học Huế Tóm tắt Bài viết này trình bày việc nghiên cứu sử dụng thí nghiệm tự tạo để tạo tình huống có vấn đề trong học tập nhằm tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học qua đó góp phần nâng cao hiệu quả dạy học vật lí ở trường phổ thông. Từ khóa tích cực hóa hoạt động nhận thức thí nghiệm tự tạo 1. MỞ ÐẦU Vật lý là môn khoa học thực nghiệm vì vậy việc sử dụng thí nghiệm nói chung và thí nghiệm tự tạo TNTT nói riêng trong dạy học vật lý DHVL là một trong những biện pháp quan trọng trong việc tích cực hoá hoạt động nhận thức TCHHĐNT của học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Do các hiện tượng và kết quả mà TNTT đem lại thường gây ra cho các em học sinh sự ngạc nhiên bất ngờ hoặc tạo ra những sự khó khăn nhất định về mặt nhận thức cho các em. Chính điều đó sẽ thúc đẩy kích thích và tích cực các em học sinh suy nghĩ đi tìm câu trả lời. 2. TÍCH CỰC HÓA HOẠT ÐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH Theo Thái Duy Tuyên để giúp giáo viên nhận biết các em học sinh có tích cực hay không trong học tập thì phải căn cứ vào những dấu hiệu những biểu hiện cụ thể sau 4 - Các em có tập trung chú ý học tập và tham gia vào các hoạt động học tập không - Có ghi nhớ tốt những điều đã học và vận dụng được những kiến thức đã học vào thực tiễn không - Có quyết tâm vượt khó và hoàn thành nhiệm vụ được giao trong học tập không - Có hứng thú và sáng tạo trong học tập không 3. THÍ NGHIỆM TỰ TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ . Thí nghiệm tự tạo Đã có nhiều nghiên cứu về TNTT và có những định nghĩa khác nhau về loại thí nghiệm này tuy nhiên các định nghĩa đó đều có những điểm chung là 0 2 3 - Yếu tố quan trọng nhất của thí nghiệm này là làm bằng tay bàn tay là phương tiện chủ yếu. - Vật liệu là những vật dụng phổ biến và dễ tìm trong đời sống hàng ngày. Như vậy có thể hiểu TNTT là những thí nghiệm do giáo viên

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
31    90    2    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.