Cạnh tranh Trung Quốc - Nhật trong hợp tác năng lượng với Nga những năm đầu thế kỷ XXI

Bài viết này tập trung phân tích quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với nguồn tài nguyên dầu khí của Nga, từ đó đưa ra những nhận xét về mối quan hệ song phương Nga-Trung, Nga-Nhật và quan hệ tay ba Nga-Trung-Nhật trong tương lai. | TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC HUẾ HNKHT 2018 CẠNH TRANH TRUNG QUỐC - NHẬT TRONG HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG VỚI NGA NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI PHAN THỊ THANH SANG Trường THPT Võ Văn Kiệt TP Hồ Chí Minh Học viên Cao học Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Email sangsiro5394@ Tóm tắt Nếu trong thế kỷ XIX than đá nắm giữ vị thế ông hoàng thì bước sang thế kỷ XX và những năm đầu của thế kỷ XXI dầu khí đã soán ngôi than đá một cách ngoạn mục trở thành nguồn tài nguyên mà bất cứ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải quan tâm. Đối với các nền kinh tế lớn ở Đông Á như Trung Quốc và Nhật Bản dầu khí là món hàng mà đôi bên đều muốn có nhưng lại không sở hữu được trữ lượng lớn trong khi nước láng giềng Nga lại có trữ lượng hết sức dồi dào. Do đó để đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước và phát triển kinh tế Trung Quốc và Nhật Bản đều mong muốn sở hữu phần lớn lượng tài nguyên dầu khí phía Đông của Nga. Bài viết này tập trung phân tích quá trình cạnh tranh giữa Trung Quốc và Nhật Bản đối với nguồn tài nguyên dầu khí của Nga từ đó đưa ra những nhận xét về mối quan hệ song phương Nga-Trung Nga-Nhật và quan hệ tay ba Nga-Trung-Nhật trong tương lai. Từ khóa Dầu khí hợp tác năng lượng Nga Nhật Bản Trung Quốc. 1. TÌNH HÌNH TRUNG QUỐC NHẬT BẢN VÀ NHU CẦU HỢP TÁC NĂNG LƯỢNG VỚI NGA . Tình hình Trung Quốc và nhu cầu hợp tác năng lượng với Nga Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh có nhu cầu lớn về dầu khí nhưng than vẫn là nguồn năng lượng giữ vị trí quan trọng chiếm đến 70 . Tuy nhiên xu hướng tiêu thụ khí đốt đang tăng nhanh chóng. Dự báo đến 2030 khí đốt sẽ chiếm 12 trong cơ cấu năng lượng của nước này 5 tr. 1 . Hơn nữa rất nhiều ngành công nghiệp Trung Quốc không thể sử dụng than đá mà chỉ có thể sử dụng dầu khí. Đó là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu như giao thông vận tải quốc phòng hàng không. Do vậy Trung Quốc cần cân bằng sử dụng các nguồn nguyên liệu và đặc biệt chú trọng dầu khí. Bắt đầu từ năm 1993 nhu cầu năng lượng phục vụ .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
122    347    8    24-04-2024
84    192    1    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.