Hồ Chí Minh và giáo dục

Trong di sản Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục chiếm một vị trí quan trọng. Trong quá trình hoạt động cách mạng, từ khi đi tìm đường cứu nước đến lúc đi xa, Hồ Chí Minh luôn đặt giáo dục ở một vị trí đặc biệt. Theo Người: Giáo dục là một trong những phương tiện quan trọng nhất để nâng cao năng lực và phẩm chất của con người, mà trước hết là nâng cao lòng yêu nước và hoàn thiện nhân cách. Trong bài viết này, GSVS Đào Thế Tuấn sẽ bàn thêm về các vấn đề liên quan đến Hồ Chí Minh và giáo dục Việt Nam. | Kỷ yếu hội thảo khoa học quot CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM quot . pp. 39-42 HỒ CHÍ MINH VÀ GIÁO DỤC GSVS Đào Thế Tuấn Chủ tịch Hội Phát triển Nông thôn - Hà Nội Năm 1945 sau Cách mạng tháng Tám ông Đào Duy Anh - cha tôi đang chữa bệnh lao phổi ở Huế. Mặc dù được mời tham gia công tác nhưng ông đều không nhận lấy lý do là chưa được khỏe vì đã quyết định không hoạt động chính trị chỉ tập trung vào hoạt động văn hóa nghiên cứu và giảng dạy. Mẹ tôi trước đây là đảng viên đảng Tân Việt hoạt động xã hội trong hội nữ công được ông Nguyễn Chí Thanh bấy giờ là bí thư xứ ủy Trung kỳ mời ra làm chủ tịch Hội phụ nữ cứu quốc Thừa Thiên - Huế. Vào tháng 12 năm 1945 ông bị bắt giam vào lao thừa phủ Huế không biết vì lý do gì. Ông Võ Nguyên Giáp bấy giờ là Bộ trưởng bộ Nội vụ báo cáo việc này với Hồ Chủ tịch. Hồ Chủ tịch rất ngạc nhiên ra lệnh cho ông Hoàng Hữu Nam thứ trưởng Bộ Nội vụ và ông Lê Giản tổng giám đốc nha Công an Việt Nam mời ông Đào Duy Anh ra Bộ Nội vụ. Lúc ông đến Hà Nội thì ông Hoàng Hữu Nam đến gặp để báo cho ông biết ông là khách mời của Hồ Chủ tịch và đưa ông về nghỉ ở nhà khách chính phủ. Gặp Hồ Chủ tịch thì cụ vui mừng mời ông làm bộ trưởng hoặc là bộ Giáo dục hoặc là bộ Văn hóa nhưng ông từ chối chỉ xin làm việc ở ban chuẩn bị Đại hội văn hóa toàn quốc. Sau đấy ông được cử về dạy ở Đại học Văn khoa tiếp thu của Pháp là tổ chức tiền thân của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay. Sự kiện trên bổ sung thêm tài liệu về thái độ Bác Hồ với trí thức. Một số trí thức nho giáo như Huỳnh Thúc Kháng Phan Kế Toại Bùi Bằng Đoàn hay trẻ hơn Phạm Khắc Hòe Phạm Bá Trực được sử dụng ở các chức vụ khác nhau. Các trí thức trẻ hơn như Trường Chinh Phạm Văn Đồng Võ Nguyên Giáp Phan Anh Phạm Ngọc Thạch Vũ Đình Hòe Hoàng Minh Giám Đặng Thai Mai Nguyễn Văn Tố Trần Đăng Khoa Ngô Tấn Nhơn Nghiêm Xuân Yêm Hoàng Tích Trí tham gia vào chính phủ. Các ông Nguyễn Xiển Huỳnh Tấn Phát Hồ Đắc Điềm Tôn Thất Tùng Hồ Đắc Di Ngụy Như Kontum Đặng Vũ Hỷ và

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
14    64    2    19-04-2024
248    74    3    19-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.