Từ phương pháp tự học ngoại ngữ của Hồ Chí Minh đến phương pháp nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội

Là giảng viên đại học Sư phạm, muốn đào tạo ra những người Thầy giỏi, có khả năng tiếp cận nhanh nhất những thành tựu văn hóa, khoa học kỹ thuật trên thế giới và có sự năng động, linh hoạt trong quá trình giao lưu, hội nhập với nền giáo dục bên ngoài thì trước hết phải được trang bị ngoại ngữ và ngoại ngữ phải được biến thành công cụ trong quá trình học tập, nghiên cứu. Bài viết này nêu ra những quan điểm từ phương pháp tự học ngoại ngữ của Hồ Chí Minh đến phương pháp nâng cao trình độ ngoại ngữ cho giảng viên Đại học Sư phạm Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo. | Kỷ yếu hội thảo khoa học quot CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH MỘT TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC VỀ GIÁO DỤC VÀ SƯ PHẠM quot . pp. 82-84 TỪ PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC NGOẠI NGỮ CỦA HỒ CHÍ MINH ĐẾN PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ThS. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh Khoa Việt Nam học Đại học Sư phạm Hà Nội Nếu như ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chủ yếu và quan trọng bậc nhất của con người thì ngoại ngữ chính là cầu nối không thể thiếu trong quá trình giao lưu hội nhập quốc tế của mỗi quốc gia dân tộc. Điều này không phải đến ngày nay trong quá trình quốc tế hóa toàn cầu hóa chúng ta mới nhận thức được mà ngay dưới thời phong kiến nước ta nhiều vị vua đã thức thời nhận ra như vua Minh Mạng dưới triều Nguyễn là một ví dụ Xưa đời nhà Đường Lý Bạch biết tiềng các nước Phiên. Nếu ông ta không học thì biết làm sao được Ta muốn học cái hay của người là mở dịch quán trường đào tạo ở Kinh thành cấp tiền lương cho những ai hiểu biết chữ và tiếng nói của các nước để họ giảng dạy cho người trong nước. Những tiếng chim muông là không cần học cần biết còn thì tiếng người nên biết cả. Có như thế thì mới mong trở thành nước văn minh và quốc thể mới được tôn trọng 6 . Nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ như vậy nhưng làm thế nào để biến thứ ngôn ngữ nước ngoài ấy thành phương tiện giao tiếp thành công cụ để học tập và nghiên cứu Đó là câu hỏi đặt ra cho mỗi giảng viên chúng ta và chúng ta phần nào sẽ tìm được lời giải đáp cho câu hỏi ấy qua việc tìm hiểu về cách học ngoại ngữ của Hồ Chí Minh một tấm gương tự học đầy sáng tạo. Ngay từ thưở thiếu thời Nguyễn Tất Thành đã theo học chữ Hán và tiếp thu vốn văn hóa Nho giáo có nguồn gốc từ Trung Hoa. Song từ ngày đó Người đã không thích kiểu học nệ cổ bắt học trò nhồi sọ cổ văn theo lối tầm chương trích cú 3 mà luôn tìm tòi những vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống để suy nghĩ và giải quyết. Từ năm 1905 đến 1909 Nguyễn Tất Thành có theo học các trường tiểu học Pháp bản xứ ở Vinh Đông Ba Huế rồi Trường Quốc học Huế. .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.