Đa dạng thành phần loài, sự phân bố và giá trị bảo tồn các loài rắn (squamata: serpentes) ở Phân khu I, Khu Bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm đánh giá độ đa dạng thành phần loài và sự phân bố của rắn ở phân khu I khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. Xác định các loài quý hiếm có giá trị bảo tồn tại khu vực nghiên cứu, bổ sung cơ sở dữ liệu cho việc quản lí bảo tồn các loài rắn tại khu vực nghiên cứu có hiệu quả hơn, nâng cao nhận thức cộng đồng về các loài rắn, đặc biệt là rắn độc. | KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI SỰ PHÂN BỐ VÀ GIÁ TRỊ BẢO TỒN CÁC LOÀI RẮN SQUAMATA SERPENTES Ở PHÂN KHU I KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN MƢỜNG NHÉ TỈNH ĐIỆN BIÊN Vũ Thị Phương Hoa Lớp K60A Khoa Sinh học GVHD . Nguyễn Lân Hùng Sơn Tóm tắt 21 loài rắn thuộc 19 giống 3 họ đã được ghi nhận phân bố tại phân khu I Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tỉnh Điện Biên trong nghiên cứu này trong đó có 1 loài hiện mới định tên đến giống là Lycodon sp. Trong đó có 11 loài rắn lần đầu tiên được ghi nhận mới phân bố tại tỉnh Điện Biên. Nghiên cứu cho thấy có 13 loài quý hiếm có giá trị bảo tồn và cấm săn bắt vì mục đích thương mại. Trong số các mẫu thu được có 1 mẫu hiếm của loài Rắn sãi kut-kai Amphiesma bitaeniatum được thu lại sau 84 năm. Trong ba sinh cảnh chính ở khu bảo tồn sinh cảnh rừng nguyên sinh có số loài phân bố nhiều nhất chiếm 57 14 tổng số loài rắn hiện biết ở khu vực nghiên cứu. Các yếu tố chính tác động đến sự đa dạng của các loài rắn ở khu vực nghiên cứu là việc mất nơi sống do phát nương làm rẫy phá rừng và nạn săn bắt và buôn bán trái phép các loài rắn. Từ khóa Rắn quý hiếm ghi nhận mới Mường Nhé Điện Biên. I. MỞ ĐẦU Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa đa dạng về địa hình cảnh quan và khí hậu khác biệt giữa các vùng miền tạo ra sự đa dạng các kiểu hệ sinh thái đặc điểm đó là cơ sở thuận lợi tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển đa dạng các loài bò sát và lƣỡng cƣ ở Việt Nam. Nghiên cứu khoa học về lƣỡng cƣ bò sát trong đó có các loài trong phân bộ Rắn Squamata Serpentes có ý quan trọng trong bảo tồn phục vụ nền kinh tế xanh và còn là cơ sở để giám sát quản lí tài nguyên thiên nhiên 4 . Trong công trình về Khu hệ lƣỡng cƣ bò sát ở Việt Nam năm 2009 9 ghi nhận 545 loài lƣỡng cƣ bò sát trong đó phân bộ Rắn có sự đa dạng về loài lớn nhất 192 loài 9 . Nhiều loài mới ghi nhận mới liên tục đƣợc công bố trong những năm vừa qua 3 5 . Tuy nhiên các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn chƣa phản ánh hết đa dạng .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.