Vận dụng phương pháp tranh luận trong dạy học về nhân vật lịch sử Việt Nam (thế kỉ x – giữa thế kỉ xix) ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển tư duy phản biện cho học sinh

Đề tài nhằm nghiên cứu lí luận dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, từ đó đi sâu phân tích về phương pháp tranh luận và tư duy phản biện. Đặc biệt là ý nghĩa của phương pháp tranh luận trong phát triển tư duy phản biện cho học sinh. Thông qua điều tra thực tiễn việc sử dụng phương pháp tranh luận trong dạy học về nhân vật lịch sử ở trường phổ thông để khẳng định tính cấp thiết của đề tài. Trên cơ sở đó, bước đầu đưa ra và đề xuất một số hình thức tổ chức tranh luận cho học sinh khi dạy về nhân vật lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX nhằm hướng đến phát triển tư duy phản biện cho học sinh. | KỈ YẾU HỘI NGHỊ SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM HỌC 2013-2014 VẬN DỤNG PHƢƠNG PHÁP TRANH LUẬN TRONG DẠY HỌC VỀ NHÂN VẬT LỊCH SỬ VIỆT NAM THẾ KỈ X GIỮA THẾ KỈ XIX Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN TƢ DUY PHẢN BIỆN CHO HỌC SINH Nguyễn Thị Thương Lớp K60CLC Khoa Lịch sử GVHD TS. Nguyễn Văn Ninh Tóm tắt Giờ học lịch sử hiện nay ở trường phổ thông không còn mang tính chất độc thoại như trước mà trở thành một giờ học đối thoại. Học sinh được tự do tranh luận phản bác ý kiến của người khác bảo vệ ý kiến của mình. Đây là cách phù hợp để tăng sự tương tác giữa học sinh và giáo viên giữa học sinh với học sinh giữa học sinh với nội dung kiến thức và giữa học sinh với các nguồn bên ngoài. Việc sử dụng phương pháp tranh luận PPTL trong dạy học lịch sử còn góp phần phát triển tư duy phản biện TDPB của học sinh một loại tư duy quan trọng không thể thiếu cần trang bị trong trường phổ thông. Phần lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX có nhiều nhân vật lịch sử cho đến nay vẫn gây nhiều tranh cãi trong việc đánh giá chưa đi đến thống nhất. Việc vận dụng PPTL về các nhân vật lịch sử trong giai đoạn này là một điều cần thiết và cần được nhân rộng phổ biến trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Từ khóa phương pháp tranh luận nhân vật lịch sử phát triển tư duy phản biện. I. MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Giáo dục nƣớc ta trong thập kỉ tới phát triển trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi nhanh và phức tạp toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế về giáo dục đã trở thành xu thế tất yếu cách mạng khoa học công nghệ công nghệ thông tin và truyền thông kinh tế tri thức ngày càng phát triển mạnh mẽ tác động trực tiếp đến các nền giáo dục trên thế giới trong đó có Việt Nam. Đứng trƣớc những thay đổi lớn lao của tình hình mới và nhằm đáp ứng yêu cầu nhận thức của học sinh đòi hỏi phải có những đổi mới trong hệ thống giáo dục mang tính chiến lƣợc. Giờ học lịch sử hiện nay ở trƣờng phổ thông không còn mang tính chất độc thoại nhƣ trƣớc đây mà trở thành một giờ học đối thoại. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.