Bài viết Xây dựng chủ đề địa lí tự nhiên trong dạy học lớp 12 trung học phổ thông trình bày nguyên tắc, cơ sở và phương pháp xây dựng chủ đề trong dạy học địa lí 12 trung học phổ thông; Xây dựng các chủ đề địa lí tự nhiên lớp 12 trung học phổ thông “Địa hình Việt Nam”. | XÂY DỰNG CHỦ ĐỀ ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN TRONG DẠY HỌC LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN HOÀNG TUẤN Trường THPT Đông Hiếu Tỉnh Nghệ An TRẦN VĂN TRUNG Trường THPT Đô Lương 3 tỉnh Nghệ An HỒ SĨ CHỈNH Trường THPT Diễn Châu 2 tỉnh Nghệ An Tóm tắt Phương pháp xây dựng chủ đề địa lí tự nhiên trong dạy học lớp 12 trung học phổ thông nhằm xác định đối tượng học sinh làm trung tâm qua các chủ đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy học sinh làm việc thông qua các hoạt động để xử lý vận dụng các tri thức đã có nhằm tìm ra và tiếp thu các tri thức mới. Khi xây dựng các chủ đề cần tuân thủ các nguyên tắc dựa trên các cơ sở và quy trình xây dựng các chủ đề để mang lại hiệu quả cao nhất. Từ khóa chủ đề địa lí tự nhiên lớp 12 trung học phổ thông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi tìm hiểu cấu trúc nội dung kiến thức và thực trạng dạy học phần Địa lí tự nhiên lớp 12 trung học phổ thông hiện nay khi dạy phần kiến thức này cả giáo viên và học sinh đều gặp khó khăn về mặt nội dung kiến thức thời gian học tập trên lớp cũng như phương pháp dạy học. Do đó dẫn đến chất lượng và hiệu quả dạy học phần kiến thức này chưa cao. Thực tế cho thấy khi giải quyết một vấn đề trong thực tiễn bao gồm cả tự nhiên và xã hội đòi hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp hoặc liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp đa chiều liên môn. Do đó hệ quả là buộc chúng ta phải xây dựng các chủ đề để tiến hành dạy học. Phương pháp này mở đường cho giáo viên và học sinh tiếp cận với kiến thức theo một hướng khác. Không phải là sự thụ động mà là chủ động của học sinh. Việc dạy học theo chủ đề giúp học sinh tập trung sự chú ý vào đối tượng dạy học dễ dàng hiểu được các vấn đề giáo viên trình bày định hướng tốt nội dung bài học dễ tiếp thu thông tin do đó có thể rút ngắn được thời gian trình bày của giáo viên lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào bài giảng làm cho lớp học năng động không buồn tẻ học sinh dễ dàng ghi nhận kiến thức một cách có hệ thống không nhồi nhét quá tải. Do đó việc