Bài giảng Đau thắt ngực do vi mạch và THA hệ thống trình bày các nội dung chính sau: Cơ chế sinh lý bệnh: Các kiểu phân nhánh mạch vành; Cơ chế sinh lý bệnh của suy tuần hoàn vành; Điều trị đau thắt ngực vi mạch ở BN THA; . Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết | Đau thắt ngực do vi mạch và THA hệ thống Microvascular angina and systemic hypertension BS NGUYỄN THANH HIỀN-BS TRẦN THÚY ANH TRANG Mở đầu Nhóm đau thắt ngực điển hình thường gặp ở BN THA hệ thống là đau thắt ngực xảy ra khi gắng sức nhưng chụp mạch vành bình thường. Thường do cơ chế tổn thương vi mạch máu mạch vành cả về chức năng lẫn cấu trúc. Giảm thông khí mao mạch và phì đại thất trái là bất thường cấu trúc thường gặp trong rối loạn vi mạch máu ở THA. Phụ nữ sau mãn kinh PT cắt tử cung và phần phụ có vai trò đáng kể của đề kháng insulin dẫn đến rối loạn lớp nội mô mạch vành và thiếu hụt estrogen Mở đầu Tỉ lệ THA tăng nhanh ở phụ nữ sau mãn kinh. Mối liên hệ giữa thiếu hụt estrogen và phát triển đau thắt ngực vi mạch và THA khá phức tạp nó bao gồm bất thường về chức năng nội mô mạch máu thay đổi đáp ứng của hệ thần kinh tự chủ và sự hoạt hóa của hệ RAA. Tỉ lệ đau thắt ngực vi mạch ở nữ gt nam có liên quan đến tình trạng mãn kinh khoảng 70 trong những thống kê lớn thiếu hụt estrogen có thể là tác nhân gây bệnh nhóm phụ nữ trong và sau mãn kinh có đau thắt ngực và THA. BN THA và đau thắt ngực vi mạch thường có mạch vành xoắn tortuous và có dòng chảy chậm gợi ý có tắc nghẽn mạch máu nhỏ. Sellke. FW et al Coronary artery endothelial dysfunction Basic concepts. Uptodate 2018 Levy. Et al Impaired Tissue Perfusion A Pathology Common to Hypertension Obesity and Diabetes Mellitus. Circulation 2008 118 968-976 Cơ chế sinh lý bệnh các kiểu phân nhánh mạch vành A Các kiểu phân nhánh MV. Type I chia nhánh xuyên thành sớm Type II phân bố trực tiếp đến lớp nội tâm mạc và cơ nhú với phân nhánh ít. Type III các nhánh ngắn chủ yếu nuôi thượng tâm mạc. Áp lực trong cơ tim thay đổi đáng kể từ nội tâm mạc đến thượng tâm mạc. B ĐM nhỏ nhạy hơn với dãn mạch máu tùy thuộc lưu lượng máu. Các tiểu ĐM lớn nhạy cảm hơn với P nội mạch và chịu trách nhiệm chủ yếu cho tuần hoàn tự động của dòng chảy mạch vành CBF . Tiểu động mạch đáp ứng nhiều hơn với thay đổi nồng độ nội mạch của các chất