Tài liệu "Quản lý rừng cộng đồng ở Việt Nam: Tóm tắt phân tích ban đầu về tiến trình và tác động" được thực hiện nhằm thúc đẩy các cuộc tranh luận bằng cách đưa ra các thông tin về việc thực hiện quản lý rừng cộng đồng và các tác động của nó về mặt môi trường, kinh tế và xã hội theo cảm nhận của những người hưởng lợi. Dựa trên phân tích này, các rào cản để thực hiện hiệu quả quản lý rừng cộng đồng được xác định và góp phần nâng cao nhận thức về việc giao đất giao rừng phù hợp cho mô hình quản lý rừng cộng đồng. | QUẢN LÝ RỪNG CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM TÓM TẮT PHÂN TÍCH BAN ĐẦU VỀ TIẾN TRÌNH VÀ TÁC ĐỘNG Dự thảo Tháng 6 2011 1. GIỚI THIỆU Quản lý rừng cộng đồng QLRCĐ đã được xác định trong bối cảnh Việt Nam là các hình thức quản lý trong đó người dân địa phương cùng nhau quản lý nguồn tài nguyên tự nhiên trong ranh giới cồng đồng của họ mà tại đó họ đã quản lý theo phong tục lâu dài và hoặc có quyền pháp lý Wode and Bao Huy 2009 . Nghiên cứu này thừa nhận bốn dạng QLRCĐ ở Việt Nam 1. Cộng đồng có quyết định giao rừng chính thức và có sổ đỏ dạng 1a cộng đồng có quyết định giao rừng nhưng chưa có sổ đỏ dạng 1b . 2. Nhóm hộ tự quản lý rừng cộng đồng dạng 2 . 3. Cộng đồng nhận khoán bảo vệ rừng từ các công ty lâm nghiệp đơn vị nhà nước hiện nay có áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng dạng 3 . 4. Quản lý rừng cộng động theo tập tục truyền thống chưa được nhà nước công nhận về mặt pháp lý đã xuất hiện từ trước những năm 1960 dạng 4 . Trong vòng 15 năm qua một số dự án quốc tế đã giới thiệu mô hình QLRCĐ góp phần vào quản lý rừng bền vững và xóa đói giảm nghèo đặc biệt là đối với các cộng đồng thiểu số sống dựa vào rừng. Do vậy nghiên cứu này tập trung vào dạng 1 như đã nêu trên QLRCĐ đã được thí điểm bởi một số dự án quốc tế và chính phủ VIệt Nam gần đây. Phần lớn rừng được giao có kèm theo quyền sử dụng đất sổ đỏ thuộc các Ban quản lý rừng 40 và hộ gia đình 29 chỉ có khoảng 1 là thuộc cộng đồng dạng 1a . Tuy nhiên hiện nay đã có khoảng triệu ha tức 13 diện tích rừng đã giao cho cộng đồng nhưng chưa có sổ đỏ dạng 1b . Dạng 3 khoán hợp đồng chiếm khoảng 7 và dạng 4 quản lý theo truyền thống chiếm 2 . Do vậy khoảng hơn 20 triệu ha rừng của Việt Nam có thể đã được cộng đồng quản lý lớn hơn so với số liệu thống kế chính thức. 96 rừng giao hoặc khoán cho cộng đồng là rừng tự nhiên nghèo. Bảng 1 Diện tích rừng theo chủ 8 2009 Diện tích ha Tổng diện tích Diện tích đã giao ha UBND chưa giao 2 423 000 18 0 Ban quản lý rừng 4 318 000 33 3 992 000 Công ty lâm nghiệp 2 044 000 15 0 Hộ .