Danh thắng Bắc Giang Chùa Hồ Thiên di tích bị lãng quên trong rừng rậm - Bắc Giang Một lần về công tác tại khu vực Mai Sưu, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang, chúng tôi được nhân dân địa phương kể về ngôi chùa cổ bị bỏ hoang từ lâu trên đỉnh núi Nước Vàng thuộc dãy Yên Tử. Theo lời kể thì toàn bộ khu vực chùa đã biến thành rừng rậm nhưng còn nhiều bức tường gạch, tháp gạch, tượng đá và bia đá có khắc chữ Nho | Danh thắng Bắc Giang Chùa Hồ Thiên di tích bị lãng quên trong rừng rậm - Bắc Giang Một lần về công tác tại khu vực Mai Sưu huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang chúng tôi được nhân dân địa phương kể về ngôi chùa cổ bị bỏ hoang từ lâu trên đỉnh núi Nước Vàng thuộc dãy Yên Tử. Theo lời kể thì toàn bộ khu vực chùa đã biến thành rừng rậm nhưng còn nhiều bức tường gạch tháp gạch tượng đá và bia đá có khắc chữ Nho. Đầu tháng 3 1998 vừa qua chúng tôi mới có điều kiện đi tìm ngôi chùa này. Sau một ngày xuyên rừng đã tìm thấy một ngôi chùa cổ thời Trần đúng như lời kể của nhân dân địa phương. Chùa cổ nằm ở độ cao chừng 1000m giữa vùng rừng núi hoang sơ mênh mang là một kiến trúc có giá trị trên lĩnh vực nghiên cứu lịch sử văn hoá dân tộc. Căn cứ vào bài văn bia tháp Viên Quả và Viên Nhân ở đây được biết .Chùa Hồ Thiên Hồ Thiên tự xã Phù Ninh xưa kia thuộc tổng Mễ Sơn huyện Đông Triều phủ Kinh Môn tỉnh Hải Dương. . Như vậy chùa có tên là Chùa Hồ Thiên. Nhưng theo nội dung bài văn bia trùng tu dựng năm Vĩnh Hựu thứ 2 1736 thì biết thêm chùa có tên gọi khác nữa mà ngay trên bài văn bia đã chỉ rõ Trùng tu Trù Phong tự bi ký Bài ký bia trùng tu chùa Trù Phong . Cũng theo nội dung bài văn bia này cho biết Hồ Thiên tự là một danh lam cổ tự đẹp nhất ở miền Đông thổ. . Tiến hành khảo sát sơ bộ thấy rằng đây là một quần thể di tích có quy mô khá hoàn chỉnh. Dưới lớp phủ của lá cây rừng các công trình kiến trúc vẫn còn giữ nguyên phần tường xây nền chùa và chân tảng. Nằm trên khuôn viên rộng chừng 2 5ha chùa Hồ Thiên có khoảng hai chục công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau với tổng số khoảng trên dưới 100 gian. Ngoài ra còn có 13 ngọn tháp cổ thời Trần và thời Lê - Nguyễn. Trong số đó có một ngọn tiêu biểu cao 11m bảy tầng hoàn thành bằng chất liệu đá xanh. Hiện vật ở đây còn khá nhiều loại chủ yếu bằng chất liệu đá xanh tượng đá thống đá các mảnh chạm . Song giá trị tiêu biểu nhất vẫn là hệ thống bia đá. Chúng tôi chưa có điều kiện tìm kiếm đào bới nên chỉ phát hiện được năm tấm bia đá .