Bài viết Vấn đề an toàn giao thông đường bộ trong các mục tiêu phát triển bền vững giới thiệu chi tiết về các mục tiêu liên quan đến vấn đề an toàn giao thông đường bộ trong hệ thống các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và một số giải pháp để cải thiện vấn đề an toàn đường bộ. | VẤN ĐỀ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRONG CÁC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ths. Dương Minh Tuấn Ks. La Văn Ngọ Ks. Đỗ Tuấn Phương Trung tâm An toàn giao thông Viện Khoa học và Công nghệ GTVT TÓM TẮT Phát triển bền vững là một trong những xu hướng chính mà Liên hợp quốc và các quốc gia trên thế giới đang từng bước tiến hành thông qua việc thúc đẩy thực hiện hệ thống 17 nhóm mục tiêu phát triển bền vững với 169 mục tiêu cụ thể và hàng trăm các chỉ số cần đạt được trong rất nhiều lĩnh vực nhằm hướng tới một tương lai tốt đẹp bình đẳng ổn định thịnh vượng cho tất cả mọi đối tượng. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về các mục tiêu liên quan đến vấn đề an toàn giao thông đường bộ trong hệ thống các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc và một số giải pháp để cải thiện vấn đề an toàn đường bộ. Từ khóa Phát triển bền vững An toàn giao thông An toàn giao thông và sự phát triển bền vững Các mục tiêu phát triển bền vững Giải pháp cải thiện an toàn giao thông. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển bền vững có thể được hiểu đơn giản là sự phát triển mang tính ổn định hài hòa phát triển đáp ứng được các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của các thế hệ tương lai hướng tới sự kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế với các vấn đề văn hóa xã hội và môi trường. Mục tiêu của sự phát triển bền vững là nhằm phát triển kinh tế một cách lành mạnh hợp lý an toàn tạo ra sự công bằng bình đẳng cho tất cả mọi người trong việc tiếp cận các dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe giáo dục xóa đói giảm nghèo bình đẳng giới khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo vệ môi trường đảm bảo môi trường sống an toàn trong sạch lành mạnh. Vấn đề phát triển bền vững là một trong những mối quan tâm hàng đầu của thế giới và là một trong những chương trình nghị sự quan trọng và liên tục của Liên hợp quốc. Đây là một vấn đề có tính lịch sự lâu dài và được trú trọng trong những năm gần đây với nhiều hoạt động thúc đẩy mạnh mẽ của Liên hợp quốc. Mốc thời