Bài viết Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đến sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu đi sâu xem xét tác động của FDI đến sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và những vấn đề đặt ra hiện nay. | TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI FDI ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU . Trần Lan Hương Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Chuỗi giá trị toàn cầu GVC ngày càng trở nên phổ biến hơn và là vấn đề được các quốc gia quan tâm kể từ hai thập kỷ qua. Khi sự gia tăng nhanh chóng của toàn cầu hóa quốc tế hóa và hội nhập đã kết nối chặt chẽ các quốc gia trong chuỗi cung ứng thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI . Kể từ khi Đổi mới 1986 đến nay FDI luôn là dòng vốn quan trọng cho sự tăng trưởng của đất nước nhưng quan trọng hơn FDI giúp Việt Nam có thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu. Nghiên cứu này đi sâu xem xét tác động của FDI đến sự tham gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu và những vấn đề đặt ra hiện nay. 1. DẪN NHẬP Nền kinh tế thế giới đã trải qua một kỷ nguyên chuyển đổi nhanh chóng từ nền tảng lý thuyết lợi thế so sánh truyền thống dựa trên các nguồn lực của một quốc gia thành tổ chức công nghiệp quy mô toàn cầu hoặc chuỗi giá trị toàn cầu kể từ hai thập kỷ qua Dicken 2003 . Do những phát minh nổi bật về công nghệ và giao thông vận tải trong thế kỷ 20 các công ty dần dần bắt đầu di dời một số hoạt động ra nước ngoài để giảm chi phí. Do đó sự phân mảnh sản phẩm này đã thay đổi cấu trúc thương mại quốc tế và đưa các nước đang phát triển vào một mạng lưới sản xuất toàn cầu. Tiêu biểu vào giữa thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này chuỗi giá trị sản xuất đã đóng góp 85 tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của các nước Đông Á và chiếm gần một phần ba xuất khẩu của các nước ASEAN. Thương mại quốc tế hiện ngày càng dựa trên chuyên môn hóa dọc nghĩa là thương mại các thành phần là một phần của cùng một sản phẩm. Thương mại linh kiện thế giới tăng đáng kể trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21 tăng từ 24 xuất khẩu sản xuất toàn cầu năm 1992 đến 3 trong tổng số 2003 OECD 2007 2 . Với mục tiêu hướng tới tăng trưởng kinh tế bền vững Việt Nam đã và đang cố gắng cải thiện vị trí trong bản đồ GVCs đặc biệt là