Nghiên cứu sự biến đổi cường độ xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông trong các giai đoạn phát triển

Bài viết nghiên cứu sự biến đổi cường độ xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông trong các giai đoạn phát triển trong thời kỳ 1991–2020. Kết quả cho thấy rằng, xoáy thuận nhiệt đới hình thành trên khu vực tây bắc Thái Bình Dương thường tồn tại lâu hơn, có cường độ mạnh và biến đổi nhiều hơn đối với những xoáy thuận nhiệt đới hình thành trên khu vực Biển Đông. | TẠP CHÍ KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN Bài báo khoa học Nghiên cứu sự biến đổi cường độ xoáy thuận nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông trong các giai đoạn phát triển Chu Thị Thu Hường1 Thào Thị Dợ1 1 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ctthuong@ Tác giả liên hệ ctthuong@ Tel. 84 981244579 Ban Biên tập nhận bài 5 5 2022 Ngày phản biện xong 1 7 2022 Ngày đăng bài 25 7 2022 Tóm tắt Sự biến đổi cường độ xoáy thuận nhiệt đới XTNĐ hoạt động trên khu vực biển đông BĐ được phân tích trong thời kỳ 1991 2020. Kết quả cho thấy rằng XTNĐ hình thành trên khu vực TBTBD thường tồn tại lâu hơn có cường độ mạnh và biến đổi nhiều hơn đối với những XTNĐ hình thành trên khu vực BĐ. Các XTNĐ hình thành và phát triển trên hai vùng biển này đều trải qua 4 giai đoạn Hình thành phát triển chín muồi và tan rã. Giai đoạn hình thành thường kéo dài khoảng 30 đến 36 giờ bắt đầu từ khi XTNĐ hình thành là một nhiễu động đến ATNĐ với cường độ tăng dần. Cường độ của chúng tăng nhanh Vmax lớn hơn 20 m s trong giai đoạn phát triển khoảng 36 đến 54 giờ . Trong giai đoạn chín muồi kéo dài khoảng 48 đến 72 giờ cường độ XTNĐ biến đổi không nhiều song thường mạnh hơn Vmax thường lớn hơn 40 m s giai đoạn phát triển. Giai đoạn tan rã thường kéo dài từ 1 5 đến 2 ngày XTNĐ hoạt động từ 3 đến 9 ngày và từ khoảng 3 đến 4 ngày XTNĐ hoạt động từ 9 ngày trở lên . Trong giai đoạn này cường độ của chúng giảm dần và trở thành ATNĐ thậm chí là vùng áp thấp. Từ khóa Cường độ XTNĐ Bốn giai đoạn phát triển BĐ Biển TBTBD. 1. Mở đầu Có thể nói trên thế giới và ở Việt Nam đã có không ít các nghiên cứu về sự biến đổi tần số bão trên đại dương và đổ bộ vào đất liền các vùng. Bên cạnh đó một số nghiên cứu còn giải thích cơ chế hình thành cũng như các nhân tố tác động đến hoạt động của nó. Thật vậy SST có ảnh hưởng không nhỏ đến cường độ bão 1 4 . Theo Zhan và cs 2011 ENSO và dị thường nhiệt độ mặt biển SSTA ở phía Đông Ấn Độ Dương có vai trò quan trọng đến sự phát sinh XTNĐ trên

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
41    75    2    20-04-2024
1    82    2    20-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.