Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo định hướng phát triển bền vững

Bài viết Nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của FDI trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo định hướng phát triển bền vững đánh giá hiệu quả KT - XH của khu vực FDI trên địa bàn thành phố theo các tiêu chí như hệ số Icor, hiệu quả đóng góp ngân sách thành phố, hiệu quả việc làm và hiệu quả thu nhập trên cơ sở những số liệu thống kê sẵn có. | NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA FDI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ThS. Nguyễn Đức Hoàng Thọ Trường Đại học Trần Quốc Tuấn Tóm tắt Đến nay đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã có những đóng góp quan trọng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội KT - XH của thành phố Đà Nẵng. Hoạt động của khu vực FDI trên địa bàn Đà Nẵng đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng GRDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố theo hướng hiện đại nâng cao đời sống nhân dân. Bài viết đánh giá hiệu quả KT - XH của khu vực FDI trên địa bàn thành phố theo các tiêu chí như hệ số Icor hiệu quả đóng góp ngân sách thành phố hiệu quả việc làm và hiệu quả thu nhập trên cơ sở những số liệu thống kê sẵn có. Từ đó đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả KT - XH của khu vực FDI trên địa bàn Đà Nẵng theo định hướng phát triển bền vững. Từ khóa Hiệu quả kinh tế - xã hội FDI Đà Nẵng phát triển bền vững 1. GIỚI THIỆU Qua hơn 30 năm Đổi mới có thể khẳng định FDI giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển KT - XH Việt Nam điều đó cũng đúng với những địa phương có khả năng thu hút và hấp thụ được dòng vốn FDI như Đà Nẵng. Nhìn chung khu vực FDI trên địa bàn Đà Nẵng đã góp phần quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tăng nguồn thu ngân sách thành phố tạo thêm nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích đó dòng vốn FDI cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho quá trình phát triển KT - XH của Đà Nẵng. Thông thường mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài và địa phương tiếp nhận đầu tư là không thống nhất. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là khai thác và tận dụng tối đa các ưu đãi lợi thế nguồn lực của các địa phương tiếp nhận đầu tư nhằm thu lợi nhuận tối đa. Trong khi đó mục tiêu xuyên suốt của các địa phương tiếp nhận đầu tư là hướng tới phát triển bền vững mà trước hết là phát triển bền vững về kinh tế. Bàn về mối quan hệ giữa FDI và mục tiêu phát triển kinh tế bền vững Nguyễn Tiến Dũng 2015 cho rằng FDI gắn với mục tiêu phát triển .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.