Bài viết Nhận định khả năng cạnh tranh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp trình bày lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút vốn FDI; Khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp ; Một số khuyến nghị chính sách để cải thiện khả năng cạnh tranh. | NHẬN ĐỊNH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP ThS. Ngô Thị Ngọc Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Trong 30 năm qua 1988 - 2018 đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đã đóng góp tích cực cho sự phát triển của Việt Nam trên nhiều phương diện như thúc đẩy tăng trưởng và chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng thể chế và hội nhập hiện đại tăng vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế và góp phần vào ngân sách nhà nước tạo công ăn việc làm và thúc đẩy ngoại thương. Cuộc cách mạng công nghiệp được dự đoán sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các hoạt động kinh tế xã hội của nhân loại bao gồm cả thu hút FDI. Từ khóa FDI Việt Nam khả năng cạnh tranh hội nhập kinh tế cách mạng công nghiệp 1. LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA VIỆT NAM TRONG THU HÚT VỐN FDI Kể từ khi mở cửa đón nhận dòng vốn FDI Việt Nam ngày càng tỏ ra hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài so với các nước trong khu vực. Chặng đường 30 năm thu hút ĐTNN chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Trong giai đoạn đầu ĐTNN đóng vai trò tạo sự đột phá vừa bổ sung nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển vừa khơi dậy các nguồn lực trong nước để khai thác tận dụng các tiềm năng lợi thế đưa đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn khủng hoảng. Chỉ 10 năm sau Đổi mới với sự hỗ trợ của nguồn lực ĐTNN tăng trưởng GDP bình quân hằng năm đã đạt 8 2 tạo nền tảng để kinh tế - xã hội tiếp tục tăng trưởng và phát triển cho giai đoạn tiếp theo. 30 năm qua khu vực ĐTNN đã ngày càng phát triển trở thành một trong những khu vực năng động nhất của nền kinh tế. Các dự án này khi đi vào hoạt động đã đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Năm 2016 dòng vốn FDI vào Việt Nam lớn thứ hai trong khu vực ASEAN sau Singapore . Điều đáng chú ý là so với một số quốc gia trong khu vực Việt Nam trong những năm gần đây đã nhận được dòng vốn FDI cao hơn nhiều từ bên ngoài khu vực ASEAN. Điều này cho thấy sự đa dạng về nguồn gốc của các nhà đầu tư đến từ các châu lục .