Bài viết Sự lưu hành và mức độ kháng kháng sinh của vi khuẩn Streptococus spp. phân lập từ lợn nuôi ở thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế được nghiên cứu nhằm xác định mức độ lưu hành và mức độ KKS của Streptococcus spp. phân lập từ lợn nuôi tại thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế. | HUAF JOURNAL OF AGRICULTURAL SCIENCE amp TECHNOLOGY ISSN 2588-1256 Vol. 6 2 -2022 2936-2943 SỰ LƯU HÀNH VÀ MỨC ĐỘ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN STREPTOCOCUS SPP. PHÂN LẬP TỪ LỢN NUÔI Ở THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Nguyễn Thị Quỳnh Anh Nguyễn Văn Chào Trần Thị Na Lê Minh Đức Bùi Ngọc Bích Trường Đại học Nông Lâm Đại học Huế Tác giả liên hệ nguyenthiquynhanh@ Nhận bài 14 10 2021 Hoàn thành phản biện 28 12 2021 Chấp nhận bài 05 01 2022 TÓM TẮT Liên cầu khuẩn Streptococcus spp. là một trong những vi khuẩn gây ra các bệnh trầm trọng trên cả người và động vật như viêm màng não viêm phổi và nhiễm trùng máu đây là nguyên nhân làm tăng chi phí điều trị và giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Kháng sinh được sử dụng thiếu kiểm soát trong chăn nuôi được xem là nguyên nhân làm tăng khả năng kháng kháng sinh KKS của nhiều vi khuẩn trong đó có Streptococcus spp. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định mức độ lưu hành và mức độ KKS của Streptococcus spp. phân lập từ lợn nuôi tại thị xã Hương Trà Thừa Thiên Huế. Vi khuẩn Streptococcus spp. được phân lập từ mẫu dịch mũi lấy từ lợn khoẻ mạnh bằng phương pháp thường quy. Mức độ KKS của các chủng Streptococcus spp. được đánh giá bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch. Kết quả cho thấy có 57 9 40 69 mẫu từ lợn dương tính với Streptococcus spp. và có sự khác nhau về tỷ lệ dương tính với vi khuẩn này ở hai phường nghiên cứu p lt . Tỷ lệ cao các chủng phân lập được kháng lại oxytetracycline 60 0 linezolid 40 0 doxycycline 33 3 ngược lại các chủng nãy cũng nhạy cảm với enrofloxacin 100 0 cefotaxim3 93 3 cephalexin 86 6 và streptomycin 80 0 . Có 12 15 86 6 chủng kháng lại ít nhất một loại KS 46 6 7 15 chủng thể hiện tính đa kháng thuốc. Kết quả của nghiên cứu này cung cấp những thông tin quan trọng giúp các nhà quản lý cán bộ thú y cơ sở và người chăn nuôi có định hướng sử dụng KS hợp lý nhằm hạn chế tình trạng KKS của vi khuẩn Streptococcus spp. gây bệnh trên cả người và vật nuôi. Từ khoá Kháng kháng sinh .