Tự chủ tài chính và đổi mới đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học

Bài viết Tự chủ tài chính và đổi mới đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học tập trung phân tích xu hướng chính sách, khung pháp lý về đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học của các nước trên thế giới, so sánh với thực trạng cơ chế đầu tư tài chính của Chính phủ cho các trường đại học Việt Nam từ đó đưa ra các khuyến nghị về đổi mới chính sách thúc đẩy quá trình tự chủ tài chính của các trường đại học Việt Nam. | TỰ CHỦ TÀI CHÍNH VÀ ĐỔI MỚI ĐẦU TƯ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Nguyễn Hóa Trường Đại học Thương mại Tóm tắt Tự chủ đại học đang là một chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm ở Việt Nam đặc biệt là từ các nhà hoạch định chính sách và hệ thống giáo dục đại chủ đại học tập trung vào 04 khía cạnh chủ yếu gồm Tổ chức Organisational autonomy Tài chính financial autonomy Nhân sự staffing autonomy và Học thuật academic autonomy . Tự chủ đại học được xem như là một động lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của giáo dục đại học Việt. Tuy nhiên tự chủ đại học và tự chủ tài chính nói riêng của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn thí điểm và quá trình triển khai triển khai vẫn còn nhiều bất cập. Vì vậy việc hoàn thiện chính sách nhằm thúc đẩy quyền tự chủ tài chính trong các trường đại học là một trong những tiền đề quan trọng mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học tạo điều kiện phát triển bền vững hệ thống đại học Việt Nam. Bài viết này tập trung phân tích xu hướng chính sách khung pháp lý về đầu tư ngân sách nhà nước cho giáo dục đại học của các nước trên thế giới so sánh với thực trạng cơ chế đầu tư tài chính của Chính phủ cho các trường đại học Việt Nam từ đó đưa ra các khuyến nghị về đổi mới chính sách thúc đẩy quá trình tự chủ tài chính của các trường đại học Việt Nam. Từ khóa Tự chủ tài chính đại học giáo dục đại học Việt Nam chính sách tài chính. 1. Đặt vấn đề Trong quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội từ mô hình kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng cũng từng bước phát triển và hội nhập với nền giáo dục khu vực và thế giới. Điều này thể hiện qua việc mở rộng hệ thống các trường ngoài công lập với sự đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế khác nhau và sự tăng mạnh của hoạt động liên kết đào tạo với các trường đại học nước ngoài. Chính trong quá trình hội .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.