Các hình thức sở hữu, chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, cơ cấu hội đồng trường và lộ trình chuyển qua tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam

Bài viết Các hình thức sở hữu, chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu, cơ cấu hội đồng trường và lộ trình chuyển qua tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam trình bày các nội dung: Chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu của các cơ sở giáo dục đại học; Những bất cập và hệ lụy trong triển khai cơ chế hội đồng trường. | CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU CHỦ SỞ HỮU ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU CƠ CẤU HỘI ĐỒNG TRƯỜNG VÀ LỘ TRÌNH CHUYỂN QUA TỰ CHỦ CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM Lê Viết Khuyến Hiệp hội các trường ĐH CĐ Việt Nam Tóm tắt Trong tự chủ đại học Nhà nước không thể trao quyền tự chủ trường đại học cho một cá nhân mà phải cho một tập thể lãnh đạo và tập thể đó phải thực sự là tổ chức quyền lực cao nhất trong trường. Đó chính là Hội đồng trường HĐT . Bởi vậy thành lập HĐT là khâu đột phá trong tiến trình trao quyền tự chủ cho các trường đại học. Tuy nhiên cơ cấu nhân sự cuả HĐT phương thức làm việc và uy lực của nó lại phụ thuộc rất nhiều vào hình thức sở hữu chủ sở hữu và đại diện chủ sở hữu của loại hình trường đại học phụ thuộc mức độ tự nguyện chuyển quyền lực của chủ sở hữu cho chính đó các trường đại học không thể dàn hàng ngang cùng đi vào tự chủ mà từng trường phải chủ động xây dựng lộ trình riêng cho quy định của nhà nước cũng cần thể hiện tinh thần đó thì chủ trương tự chủ đại học mới thực sự đi vào cuộc sống. I. CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Nhà nước đã có một hành lang pháp lý gắn việc đầu tư với một số loại hình sở hữu tài sản để thu hút người dân tham gia hoạt động xã hội hóa nhằm phát triển giáo dục đại học. 1. Trước năm 2015 theo Bộ Luật Dân sự 2005 Việt Nam có các hình thức sở hữu cơ bản như sau Sở hữu Nhà nước Từ sau năm 1975 các cơ sở giáo dục đại học trong cả nước chỉ có một hình thức sở hữu duy nhất là sở hữu Nhà nước Điều 200 Bộ Luật Dân sự 2005 . Các trường đều chịu quản lý trực tiếp của một cơ quan nhà nước thường được gọi là Cơ quan Bộ chủ quản . Sở hữu tập thể Đầu những năm 90 một số trường đại học dân lập ĐHDL ra đời theo sáng kiến của các nhà giáo nhà khoa học. Trước nhu cầu bức thiết của công tác quản lý đầu năm 1994 Bộ trưởng Bộ GD amp ĐT ký ban hành quy chế tạm thời ĐHDL với mục đích không kinh doanh không vụ lợi cá nhân. Kinh phí hoạt động thường xuyên của trường ĐHDL chủ yếu từ các nguồn ngoài ngân sách Nhà nước QĐ 196 .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
66    65    2    24-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.