Giáo trình Bệnh cây đại cương (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng cộng đồng Đồng Tháp

Giáo trình Bệnh cây đại cương với mục tiêu giúp các bạn có thể có kiến thức cơ bản về các tác nhân và cơ chế gây bệnh, sự lưu tồn, lan truyền bệnh của mầm bệnh, sự xâm nhiễm của mầm bệnh, các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát sinh bệnh. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình. | Chương 4 SỰ LƯU TỒN LAN TRUYỀN VÀ PHÂN BỐ CỦA MẦM BỆNH MH 210-04 Giới thiệu Bài học giới thiệu về các bộ phận và cách lưu tồn của mầm bệnh trong tự nhiên sự xâm nhiễm của mầm bệnh vào mô thực vật Mục tiêu Kiến thức Trình bày được sự lưu tồn lan truyền và xâm nhiễm của mầm bệnh. Kỹ năng Giải thích được cơ chế gây hại của mầm bệnh đối với cây trồng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm Biết được quá trình xâm nhiễm của mầm bệnh vào thực vật vận dụng vào việc ứng phó hạn chế sự gây hại của mầm bệnh. 1. Sự lưu tồn của mầm bệnh Khi không còn các loại ký chủ thích hợp sau mùa thu hoạch ký sinh phải tìm cách để có thể sống sót được cho đến mùa trồng tiếp theo. Trong thời gian này ký sinh phải chịu các điều kiện khắc nghiệt như thiếu nguồn thức ăn khô hạn hoặc giá lạnh. Trong tình trạng ký sinh hoặc phải có khả năng hoại sinh hoặc để có thể tiếp tục sống trên xác bả của ký chủ hoặc phải chuyển đổi cấu tạo cơ thể sang dạng bền vững hơn để chịu dựng được điều kiện khắc nghiệt của thời tiết và sống tiềm sinh trong thời gian này. Cách sống tiềm sinh này còn được gọi là sự lưu tồn của ký sinh hay của mầm bệnh. . Các bộ phận lưu tồn Một số dạng bào tử nấm có khả năng lưu tồn lâu dài trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết là bào tử áo chlamydospore bào tử đông teleutospore teliospore bào tử ngủ resting spore hạch nấm sclerotium và cả bào tử đính conidium có vách dày của một số chi nấm. Thí dụ - Nấm Fusarium có khả năng hình thành bào tử áo có vách dày để lưu tồn chống lại sự khô hạn. - Nấm Puccinia graminis hình thành bào tử đông để chịu đựng cái lạnh khắc nghiệt của mùa đông ở vùng ôn đới. - Bào tử đính của nấm Alternaria solani có vách dày có thể lưu tồn trên lá khoai tây mắc bệnh héo sớm rơi rụng trên mặt đất đến 18 tháng trong điều kiện khô hạn. 53 - Hạch nấm của Rhizoctonia solani gây bệnh đốm vằn ở gốc lúa thường rơi vãi trên mặt đất sau khi thu hoạch lúa. Các hạch nấm này có thể lưu tồn đến hai năm trong điều kiện khô ráo. - Nấm Plasmodiophora brassicae hình thành bào tử

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.