Bài viết "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Việt Nam: bài học kinh nghiệm và giải pháp" đi sâu phân tích tình hình phát triển ngành Nông nghiệp bền vững ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp phát triển kinh tế cho Ngành. Mời các bạn cùng tham khảo. | PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Anh Trụ Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh Học viện Nông nghiệp Việt Nam Trâu Quỳ Gia Lâm Hà Nội Tel Fax 84-24 6261 7554 E-mail nguyenanhtru@ 1. Mở đầu Phát huy lợi thế tự nhiên trong hơn 30 năm đổi mới nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì ở mức tăng trưởng trung bình khoảng 3 5 năm mức cao ở khu vực châu Á nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Sau thời kỳ thiếu lương thực kéo dài từ năm 1989 Việt Nam đã dầ̀n trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản trên thế giới Bùi Kim Thanh và Tạ Đức Thanh 2021 . Giai đoạn 2016-2020 hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích không ngừng tăng lên qua các năm. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ 82 6 triệu đồng ha năm 2015 lên 102 8 triệu đồng ha năm 2020. Trong giai đoạn 2016-2020 sản lượng lương thực có hạt đạt 240 7 triệu tấn giảm 2 1 so với sản lượng lương thực có hạt giai đoạn 2011-2015. Sản lượng thịt hơi các loại tăng khá bình quân giai đoạn 2016-2020 sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tăng 2 2 năm sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 4 4 năm sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng giảm 0 1 năm thịt gia cầm hơi giết bán tăng 9 9 năm. Tỷ lệ che phủ rừng liên tục tăng qua các năm từ 40 8 năm 2015 lên 41 9 năm 2019 và ước tính đạt 42 năm 2020 bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng khoảng 0 2 năm. Sản xuất thủy sản trong 5 năm 2016-2020 đã có nhiều khởi sắc. Sản lượng thủy sản giai đoạn 2016- 2020 bình quân tăng 5 2 năm trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng 5 6 năm sản lượng khai thác tăng 4 8 năm Tổng cục Thống kê 2021 . Tuy nhiên năm 2020 và những năm tiếp theo ngành nông nghiệp xác định tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn. Chuỗi số liệu tăng trưởng GDP tỷ lệ tăng sản phẩm nông nghiệp và kim ngạch xuất khẩu nông sản từ những năm đầu đổi mới đến nay cho thấy nông nghiệp đã trở thành bệ đỡ của nền kinh tế trước biến động khó lường của kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên nhiều ngành hàng nông sản của Việt Nam hiện vẫn còn dựa .