Giáo án môn Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức: Bài 6 được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học sinh giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì, trong một nhóm (nhóm A) (dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới); . Mời các bạn cùng tham khảo! | Họ và tên GV Hà Như Huệ Lành Thị Giang BÀI 6 XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ TRONG MỘT CHU KÌ VÀ TRONG MỘT NHÓM Thời lượng 02 tiết I. Mục tiêu 1. Kiến thức Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì trong một nhóm nhóm A dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới . Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì trong một nhóm nhóm A . 2. Năng lực . Năng lực chung Năng lực tự chủ và tự học Kĩ năng tìm kiếm thông tin trong SGK quan sát bảng nhận xét dược xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì trong một nhóm nhóm A . Năng lực giao tiếp và hợp tác Làm việc nhóm tìm hiểu về cấu hình electron nguyên tử bán kính nguyên tử độ âm điện tính kim loại và tính phi kim. Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo So sánh và giải thích được xu hướng biến đổi một số tính chất của các nguyên tố theo vị trí của chúng trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. . Năng lực hóa học a. Nhận thức hoá học Giải thích được xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử trong một chu kì trong một nhóm nhóm A dựa theo lực hút tĩnh điện của hạt nhân với electron ngoài cùng và dựa theo số lớp electron tăng trong một nhóm theo chiều từ trên xuống dưới . Nhận xét và giải thích được xu hướng biến đổi độ âm điện và tính kim loại phi kim của nguyên tử các nguyên tố trong một chu kì trong một nhóm nhóm A . b. Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hóa học Được thực hiện thông qua cac ho ́ ạt động Thảo luận thực hiện quan sat́ thí nghiệm So sánh tính kim loại của Sodium và Magnesium so sánh tính phi kim của Chlorine và Iodine. c. Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải thích được Tại sao các nguyên tố nhóm IA có tính kim loại mạnh nhóm VIIA là phi kim mạnh. 3. Phẩm chất Chăm chỉ tự tìm tòi thông tin trong SGK