Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Nho giáo ở Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX: Quá trình du nhập và phát triển" trình bày những đặc điểm và ý nghĩa của quá trình Nho giáo du nhập Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm chi tiết. | Chương III ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH NHO GIÁO DU NHẬP VIỆT NAM I. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH NHO GIÁO DU NHẬP VIỆT NAM 1. Tính phức tạp trong quá trình Nho giáo du nhập Việt Nam Quá trình du nhập vào Việt Nam từ đầu Công nguyên đến thế kỷ XIX là một quá trình phức tạp của sự truyền bá và tiếp nhận Nho giáo. Tính phức tạp của quá trình này thể hiện ở chỗ Thứ nhất Nho giáo được truyền bá và tiếp nhận ở Việt Nam không hoàn toàn theo quy luật giao lưu văn hóa thông thường mà trước hết là do sự áp đặt của các thế lực xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa dân ta về văn hóa tư tưởng. Giao lưu văn hóa là một hiện tượng phổ biến trong dòng chảy lịch sử văn minh nhân loại. Bất kỳ một nền văn hóa nào muốn tiến bộ và phát triển thì không thể tự khép kín và tách biệt với phần còn lại của thế giới mà phải 140 luôn chủ động không ngừng để gặp gỡ tiếp xúc trao đổi tiếp thu. những sản phẩm những giá trị văn hóa của các dân tộc khác. Nhờ có giao lưu văn hóa mà sự hiểu biết giữa các dân tộc được tăng cường tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế chính trị ngoại giao. từ đó có thể tiến tới xác lập quan hệ giữa các cộng đồng văn hóa khác nhau. Vì vậy quá trình giao lưu văn hóa thông thường là mang tính tự giác tự nguyện. Tuy nhiên cuộc tiếp xúc văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam cũng như quá trình du nhập của Nho giáo vào Việt Nam ngay buổi ban đầu là do sự áp đặt cưỡng bức từ một phía thông qua hành động xâm lược và thống trị của phong kiến phương Bắc đối với Việt Nam. Thứ hai sự truyền bá và tiếp nhận Nho giáo vào Việt Nam diễn ra liên tục ở nhiều thời điểm với mục đích nội dung và tính chất khác nhau. Sự khác nhau này phụ thuộc vào từng giai đoạn và những điều kiện cụ thể về lịch sử chính trị kinh tế văn hóa của đất nước ta trong những giai đoạn ấy. Sự tiếp nhận Nho giáo ở người Việt đi từ trạng thái thụ động đến chủ động từ chỗ phản kháng lại Nho giáo đến chỗ tự nguyện tiếp thu và đề cao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống trong kiến .