Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Sến mật . | SẾN MẬT Madhuca pasquieri Dubard H. J. Lam 1960 Tên đồng nghĩa Madhuca subquincuncialis Kerpel 1939 Bassia pasquieri Dubard. LecOmte. 1930. Tên khác Sến sến dưa sến ngũ điểm Họ Hồng xiêm - Sapotaceae Hình thái Cây gỗ lớn cao 35-40 m đường kính 80-120 m hay hơn tán hình ô dày xanh thẫm. Thân thẳng hình trụ phân cành muộn vỏ màu nâu đen nứt thành hình chữ nhật rất đặc trưng cho loài vỏ trong dày khoảng 1 cm màu hồng có nhựa mủ trắng chảy ra khi bị cắt. Lá đơn. mọc cách và tập trung ở đỉnh các cành con hình trứng ngược thuôn dài 12-16 cm rộng 4-6 cm đầu lá tròn có mũi lồi ngắn lá kèm sớm rụng khi non lá có màu hồng hay đỏ nhạt. Hoa đơn độc hay tập trung thành cụm ở nách lá màu trắng hay vàng nhạt. Lá đài 4 xếp chéo chữ thập tràng hợp xẻ ở gốc có 4 thùy hình thuôn có mũi nhọn nhị đực 12-22 bầu phủ nhiều lông 6-8 ô mỗi ô chứa 1 noãn. Quả hạch hình trứng hay gần hình cầu dài 2-3 cm có lá đài tồn tại ở gốc. Phân bố Sến mật - Madhuca pasquieri Dubard H. J. Lam 1. Cành mang hoa và quả 2. Hoa Cây đặc hữu của Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế trở ra tập trung nhiều ở các tỉnh Lào Cai Yên Bái Phú Thọ Vĩnh Phúc Hà Bắc Thanh Hóa Nghệ An và Hà Tĩnh. Đặc điểm sinh học Cây mọc trong các khu rừng nhiệt đới thường xanh hoặc nhiệt đới mưa mùa ở độ cao từ m. Thường mọc xen với táu lá ruối Vatica odorata sao mặt quỉ Hopea odoratissima lim xanh Erythrophloeum fordii trám trắng Canarium album cà ổi Castanopsis indicada re lá tù Cinnanomum obtLisifolÍLim .Đô khi gặp các ưu hợp lim xanh sến mật hoặc sến mật táu trong các khu rừng nguyên sinh thuộc các khu Đông Bắc hay Bắc Trường Sơn. Khu Bảo tồn thiên nhiên Hà Lĩnh huyện Hà Trung Thanh Hóa được thành lập nhằm bảo tồn ưu hợp lim xanh sến mật còn tồn tại rất ít ở Việt Nam. Vườn Quốc Gia Tam Đảo còn giữ lại hàng trăm cây sến có đường kính lớn. Cây lớn nhất có đường kính 3 m. Cây ưa đất dầy và ẩm thuộc các loại sét pha đất đá vôi đất cát sa thạch và thường có đá lẫn. Cây non chịu bóng nhưng cây trưởng thành