Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Thảo quả | THẢO QUẢ Amomum aromaticum Roxb. 1820 Tên đồng nghĩa Amomum tsao-ko Cre vost et Lemarie 1917 Cardamomum aromaticum Roxb. Kuntze 1991 Tên khác Đò ho thảo đậu khấu mác hấu Tày Lờ hảo H Mông Nepal ardamom Bengal cardamom Anh Cardamone tsao - ko Pháp Họ Gừng - Zingiberaceae Hình thái Cây thảo sống lâu năm cao 2 - 3 m. Thân rễ to phân nhánh mọc thành cụm có nhiều ngấn ngang màu hồng phủ bởi những vảy mỏng đường kính 2 5 - 4 cm mùi thơm. Thân khí sinh do bẹ lá tạo thành có khía dọc màu lục. Lá mọc so le có cuống ngắn hình dải dài 50 - 70 cm rộng 10 - 15 cm gốc hẹp đầu thuôn nhọn hai mặt nhẵn mặt trên màu lục sẫm bóng mặt dưới nhạt. Cụm hoa dạng bông mọc từ gốc thân dài 15 -20 cm. Hoa nhiều mọc sít nhau được bao ngoài bởi các lá bẹ hình bầu dục màu nâu hồng dài 2 cm hoa có 2 lá bắc lá bắc ngoài hình mác lá bắc trong hình ống. Đài dạng ống tràng hoa màu vàng gồm 4 bộ phận thuỳ giữa 2 thuỳ bên và cánh môi cánh môi hình thìa màu vàng đậm ở giữa có 2 vạch đỏ nhị màu vàng vòi nhuỵ màu trắng bầu hình trứng. Quả mọc thành chùm hình trứng màu đỏ tía đường kính 1 7 - 2 0 cm dài 2 2 - 2 7 cm có núm ở đầu trong quả chia thành 3 ô. Hạt màu vàng nâu có áo hạt vị ngọt mùi thơm hơi cay. Thảo quả Amomum aromaticum Roxb. 1- Ngọn và lá 2- Gốc và chùm quả 3- Quả khô và khối hạt 4- Hạt Các thông tin khác về thực vật Trong quần thể thảo quả trồng ở Sa Pa và Bát Xát Lào Cai bao gồm 2 loài là loài thảo quả và loài Hồng thảo quả Amomum hongtsao-ko . Liang et . Hồng thảo quả có kích thước cây và quả lớn hơn đồng thời màu đỏ tía của quả cũng đậm hơn so với loài thảo quả. Hồng thảo quả được trồng nhiều ở vùng Sa Pa còn thảo quả trồng nhiều ở huyện Bát Xát. Ngoài ra bên cạnh quần thể thảo quả trồng còn có một dạng khác mọc tự nhiên về hình thái cây giống thảo quả quả già hình trứng nhọn đầu và vẫn có màu xanh khi chín màu vàng nếu đã làm khô rất dễ nhầm với thảo quả 2 1981 và Hoàng Văn Lâm 2004 . Cần chú ý nghiên cứu để phân biệt với dạng thảo quả trên. Phân bố Việt Nam Cây được