Giáo trình Bố trí đường cong (Nghề: Trắc địa công trình - CĐ/TC) được biên soạn dùng cho chương trình dạy nghề Trắc địa công trình đáp ứng cho hệ đào tạo Cao đẳng và Trung cấp. Giáo trình cung cấp cho học viên những kiến thức về: bố trí đường cong tròn; bố trí đường cong chuyển tiếp và đường cong con rắn; đường cong đứng; . Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ XÂY DỰNG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN BỐ TRÍ ĐƯỜNG CONG NGHỀ TRẮC ĐỊA CÔNG TRÌNH TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG TRUNG CẤP Quảng Ninh năm 20 . TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. BÀI MỞ ĐẦU Do yêu cầu về kỹ thuật trong xây dựng tại những nơi tuyến đổi hướng ta phải bố trí đường cong thay cho đoạn thẳng gãy khúc. Trong không gian có thể phân thành đường cong phẳng hình và đường cong đứng hình . R2 B R2 N1 1 A 2 N2 R1 R1 Hình . Đường cong tròn phẳng Hình . Đường cong tròn đứng Có nhiều loại đường cong khác nhau Đường cong có bán kính cong không thay đổi đường cong có bán kính cong thay đổi. ở đây chúng ta xét đường cong tròn. Qua 3 điểm không thẳng hàng luôn xác định duy nhất một đường tròn. Để xác định được vị trí của đường cong tròn tối thiểu phải xác định được 3 điểm thường chọn là điểm đầu điểm cuối và điểm giữa của đường cong tròn. Ba điểm này là 3 điểm chính của đường cong tròn. Vị trí hình dáng của đường cong ở ngoài thực địa sẽ càng chính xác khi ta bố trí được càng nhiều điểm nằm trên đường cong ấy. Vì vậy ngoài 3 điểm chính ở trên ta còn bố trí một số điểm khác nữa gọi là các điểm phụ hay các điểm chi tiết. 1 BÀI 1 BỐ TRÍ ĐƯỜNG CONG TRÒN 1. Bố trí các điểm cơ bản của đường cong Những điểm cơ bản của đường cong tròn gồm Điểm đầu Đ điểm cuối C điểm giữa G . . Tính các yếu tố chính của đường cong tròn Để bố trí được các điểm chính của đường cong tròn cần biết các yếu tố cơ bản hình Góc ngoặt Được đo ngoài thực địa. Bán kính cong R Được chon tùy thuộc vào điều kiện thực địa và cấp đường. Chiều dài tiếp cự T T Rtg 2 Chiều dài đường cong tròn K K R 180 Chiều dài đoạn phân cự B 1 Hình . Các yếu tố của B R 1 đường cong tròn cos 2 Độ rút ngắn của đường cong D D 2T-K 2tg 2 180