Bài viết Kết quả bước đầu về thành phần loài lưỡng cư bò sát ở núi Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cung cấp dữ liệu ban đầu về thành phần loài lưỡng cư và bò sát tại khu vực núi Thị Vải qua ba đợt khảo sát thực địa. | Quản lý Tài nguyên rừng amp Môi trường KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU VỀ THÀNH PHẦN LOÀI LƯỠNG CƯ BÒ SÁT Ở NÚI THỊ VẢI TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU Lê Văn Mạnh1 Phan Duy Khánh2 Phan Thị Hoa3 Nguyễn Ngọc Sang1 1 Viện Sinh học Nhiệt đới Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 2 Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 3 Trường Đại học Sư phạm Đại học Đà Nẵng https TÓM TẮT Núi Thị Vải có độ cao 467 mét nằm cô lập giữa vùng đồng bằng ở phía Tây tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Lưỡng cư và bò sát ở đây vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đầy đủ. Trong khi đó việc khai thác đất đá vẫn đang diễn ra ồ ạt quanh khu vực này dẫn đến nguy cơ các hệ sinh thái ở đây có thể bị xóa bỏ vĩnh viễn trước khi những giá trị về tài nguyên sinh vật của chúng được biết đến. Bài báo này cung cấp dữ liệu ban đầu về thành phần loài lưỡng cư và bò sát tại khu vực núi Thị Vải qua ba đợt khảo sát thực địa. Có 43 loài lưỡng cư và bò sát được ghi nhận tại khu vực này gồm 15 loài ếch nhái 15 loài thằn lằn và 13 loài rắn. Trong đó một số loài đáng chú ý như Gekko gecko được xếp ở mức độ bảo tồn sắp nguy cấp VU trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 Cyrtodactylus cattienensis loài đặc hữu mới ghi nhận ở khu vực Bình Thuận Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu Subdoluseps vietnamensis loài đặc hữu mới chỉ nghi nhận ở Bình Thuận Bà Rịa - Vũng Tàu và mở rộng vùng phân bố về phía Nam cho loài Sylvirana montosa. Kết quả trên cho thấy mặc dù núi Thị Vải là khu vực không được ưu tiên về bảo tồn nhưng chứa đựng nhiều giá trị về đa dạng các loài lưỡng cư bò sát và cần được bảo vệ. Từ khóa Khu hệ loài đặc hữu núi cô lập phân bố. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ deharvengi Ineich ở khu vực Hồ Cốc. Về mô tả Bà Rịa - Vũng Tàu BR-VT là một tỉnh ven loài Ineich 1999 mô tả loài thằn lằn giun de- biển thuộc vùng Đông Nam bộ. Những nghiên har-veng Dibamus deharvengi dựa trên một cứu về lưỡng cư và bò sát LCBS ở phần đất mẫu vật thu tại Bình Châu - Phước Bửu liền của tỉnh được thực hiện từ cuối thế kỷ 19 và Grismer .