Kinh nghiệm và định hướng chiến lược khoa học và công nghệ thế giới: Phần 2

Phần 2 cuốn sách "Khoa học và công nghệ thế giới - Kinh nghiệm và định hướng chiến lược" giới thiệu khoa học và công nghệ của một số nước và vùng lãnh thổ. Để thuận tiện cho việc khảo cứu các kinh nghiệm của từng khu vực, nước và vùng lãnh thổ cụ thể, các tư liệu được hệ thống hóa nhằm nêu bật các quan điểm, các chiến lược, chính sách phát triển khoa học và công nghệ và điểm lại các chương trình, dự án và kế hoạch khoa học và công nghệ quan trọng của các nước và vùng lãnh thổ nhằm thúc đẩy phát triển bằng khoa học và công nghệ. | CHÂU Á NHẬT BẢN Quan điểm và chiến lược phát triển KHCN Hiện nay Nhật Bản là một trong những nước dẫn đầu về KHCN. Trình độ KHCN của Nhật Bản được thể hiện qua nhiều khía cạnh. Trong đó nổi bật nhất là số lượng các bài báo và đơn xin cấp bằng sáng chế. Số lượng các bài báo về KHCN của Nhật Bản năm 1999 chỉ đứng thứ 2 sau Mỹ. Đơn xin cấp bằng sáng chế năm 1998 ở Nhật Bản gần bằng một phần ba của Mỹ và EU . Số lượng tài liệu KHCN trích dẫn thể hiện chất lượng của bài báo của Nhật Bản đứng thứ 4 sau Mỹ Anh và CHLB Đức số lượng các bài báo KHCN có tác động lớn 200 bài báo hàng đầu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới về mỗi lĩnh vực tăng hơn gấp đôi từ 106 năm 1981 đến 255 năm 1998 cho thấy hiệu quả và tính hấp dẫn của những nghiên cứu hàng đầu của các nhà nghiên cứu ở Nhật Bản. Xếp hạng theo Chỉ số tổng hợp KHCN Gross Indicators of Science and Technology - GIST tức là nghiên cứu phân tích các hoạt động KHCN ở các nước trên cơ sở 12 loại chỉ số do Viện Chính sách KHCN Quốc gia thực hiện thì Nhật Bản đứng thứ 2 sau Mỹ. Tính cụ thể theo 12 loại chỉ số và phần đóng góp của chúng GIST cho thấy sức mạnh của các hoạt động NCPT của Nhật Bản bởi các yếu tố đầu vào như số lượng các nghiên cứu và tổng chi phí về NCPT. Theo quot Niên giám về Khả năng Cạnh tranh trên Thế giới quot công bố xếp hạng về khả năng cạnh tranh của mỗi nước do Viện Phát triển Quản lý Quốc tế ở Thuỵ Sĩ tiến hành Nhật Bản được đánh giá ở vị trí thứ 2 sau Mỹ từ năm 1996 trong lĩnh vực KHCN. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học trình độ của Nhật Bản thấp hơn của Mỹ và thấp hơn một chút so với châu Âu. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin Mỹ xếp hạng cao nhất sau đó là châu Âu và Nhật Bản. Nhật Bản có ưu thế phát triển khoa học vật liệu đặc biệt ở vị trí rất cao trong nghiên cứu cơ bản và cơ sở hạ tầng nghiên cứu. So sánh với Mỹ và châu Âu Nhật Bản chiếm vị trí cao hơn trong lĩnh vực năng lượng gần tương đương trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng xã hội và hơi thấp hơn trong lĩnh vực chế tạo. Để có

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.