Lý thuyết và ứng dụng Đo lường trong giáo dục: Phần 2 - GS.TSKH. Lâm Quang Thiệp

Lý thuyết và ứng dụng Đo lường trong giáo dục: Phần 2 Trắc nghiệm hiện đại - lý thuyết ứng đáp câu hỏi gồm các nội dung chính như sau: Hàm đặc trưng câu hỏi – tế bào của lý thuyết ứng đáp câu hỏi; các mô hình đường cong đặc trưng của câu hỏi nhị phân; ước lượng các tham số của câu hỏi trắc nghiệm; điểm thực - đường cong đặc trưng của đề trắc nghiệm; hàm thông tin của câu hỏi và của đề trắc nghiệm; . Mời các bạn cùng tham khảo! | Phần II TRẮC NGHIỆM HIỆN ĐẠI - LÝ THUYẾT ỨNG ĐÁP CÂU HỎI 81 Chương 3 HÀM ĐẶC TRƯNG CÂU HỎI TẾ BÀO CỦA LÝ THUYẾT ỨNG ĐÁP CÂU HỎI Chương này dành để trình bày bước xuất phát trong tiến trình xây dựng Lý thuyết Ứng đáp Câu hỏi Item Response Theory - IRT . Trước hết quy trình thiết kế một phép đo lường nói chung được mô tả từ bước xây dựng thang đo tạo thước đo định cỡ thước đo và tiến hành đo. Để xây dựng các thang đo khác nhau các con số được sử dụng với vai trò khác nhau. Một yêu cầu chung nhằm tăng độ chính xác của phép đo sẽ được xác định đó là đảm bảo cho thước đo và đối tượng đo tách biệt độc lập với nhau yêu cầu đó được cụ thể hóa trong các phép đo trong tâm lý và giáo dục. Sau khi xác định yêu cầu để thiết kế một phép đo nói chung quy trình thiết kế phép đo trong giáo dục được bắt đầu từ một cặp tương tác nguyên tố thí sinh - câu hỏi tế bào của IRT và mô tả từng bước cách xây dựng hàm đặc trưng CH theo mô hình Rasch đơn giản tức là mô hình đơn chiều nhị phân một tham số . . VỀ CÁC PHÉP ĐO LƯỜNG . Về quy trình xây dựng một phép đo lường Để thực hiện một phép đo trong bất kỳ lĩnh vực khoa học kỹ thuật nào cũng cần một thước đo tác động lên đối tượng đo từ đó rút ra các số đo đặc trưng cho đối tượng đó. Bất kỳ một phép đo nào cũng thu được số đo với một độ chính xác nào đó nghĩa là phép đo nào cũng có sai số. Khi xây dựng một phép đo người ta thường phải tạo một thang đo sau đó thiết kế thước đo và cuối cùng áp thước đo vào đối tượng cần đo 82 để so sánh nhằm đưa ra những con số giá trị đo xác định. Để có thể hình dung quá trình đó chúng ta hãy lấy một ví dụ cụ thể đơn giản về việc thiết kế một phép đo nhiệt độ thông thường. Đầu tiên giả sử ta lấy nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của nước sôi ở áp suất thường làm mốc gọi tương ứng là 00C và 1000C và khắc độ chia đều khoảng nhiệt độ thu được bằng cách đó ta có một thang đo. Tiếp đến ta phải thiết kế các thước đo nhằm đo đối tượng ở một khoảng nhiệt độ nào đó chẳng hạn đo thân nhiệt con người. Ta

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.