Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 (Tập 2): Phần 2

Tiếp nội dung phần 1, Hoạt động quản lý và khai thác biển đảo ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945 phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Nghề đóng thuyền và đan lưới ở biển đảo Việt Nam miền Đông Nam Bộ đầu thế kỷ XX; hoạt động thương mại và vận tải biển Đông Nam Bộ đầu thế kỷ XX; những chuyển biến trong đời sống văn hóa và xã hội ở biển đảo Việt Nam miền Đông Nam Bộ đầu thế kỷ XX. Mời các bạn cùng tham khảo! | Chuyên đề 4 NGHỀ ĐÓNG THUYỀN VÀ ĐAN LƯỚI Ở BIỂN ĐẢO VIỆT NAM MIỀN ĐÔNG NAM BỘ ĐẦU THẾ KỶ XX . Đặt vấn đề Đông Nam Bộ là một vùng có hệ thống sông ngòi chằng chịt nối liền với Biển Đông đi sâu vào lục địa đến những vùng dân cư đông đúc và phát triển như Campuchia Tây Nam Bộ. Vì có những điều kiện tự nhiên thuận lợi ấy nên trong đời sống của cộng đồng cư dân biển Đông Nam Bộ từ xa xưa hoạt động đánh bắt cá dường như là hoạt động quan trọng chỉ xếp sau canh tác nông nghiệp. Người nông dân sau công việc đồng áng tìm mọi cách thức để đánh bắt cá tôm làm thức ăn. Bữa ăn hàng ngày của cư dân thường chỉ có cá kho mắm cái làm thực phẩm chính các loại thực phẩm khác từ chăn nuôi gia cầm thường chỉ được dùng trong những ngày lễ tết hoặc ở những gia đình khá giả. Thời xa xưa dân cư thưa thớt thiên nhiên chưa bị tàn phá rừng cây nguồn nước dồi dào sông hồ ao đìa quanh năm có nước cho nên tôm cá sinh trưởng tự nhiên ở khắp các vùng nước như người ta thường nói có nước là có cá . Thời kỳ đầu việc đánh bắt tôm cá như một nhu cầu sinh tồn tự nhiên của mỗi người mỗi gia đình mang tính tự túc tự cấp chưa phải là một hoạt động sản xuất mang tính xã hội. Ngư cụ đánh bắt thô sơ từ mò cua bắt cá bằng tay thả lờ đặt nơm câu tay cho đến dùng lưới bắt cá như lưới bén quăng chài kéo vó để đánh bắt các loại thủy sản. Tuy nhiên ngư cụ và kỹ thuật khai thác còn thô sơ chưa được cải tiến nên năng suất và hiệu quả chưa cao. Mặt dù vậy các loại ngư cụ thủ công cổ truyền vẫn được sử dụng rộng rãi phổ biến ở các vùng nước nông và vùng nước nội địa như ao hồ đầm sông ven biển. Kết cấu và kỹ thuật khai thác của mỗi một loại ngư cụ truyền thống cũng khác nhau không theo một tiêu chuẩn kỹ thuật nào mà phụ thuộc vào kinh nghiệm của người dân địa phương. Cùng với sự phát triển của nghề đánh bắt cá dẫn đến sự phát triển của nghề đan lưới thì các hoạt động giao lưu buôn bán đi lại cũng tạo điều kiện thúc đẩy nghề đóng ghe thuyền phát triển. Do đó trước thế kỷ XX nghề đóng thuyền và đan lưới ở Đông Nam

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU XEM NHIỀU
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.