Quản lý xung đột nhằm tăng hiệu suất lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Bộ

Bài viết Quản lý xung đột nhằm tăng hiệu suất lao động tại các cơ quan, doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Bộ trình bày về xung đột, những ảnh hưởng của xung đột đến hiệu quả lao động của tập thể và những phương cách quản lý xung đột nhằm giải phóng, khơi gợi năng lực cá nhân, tập thể và tìm thấy những giải pháp phát triển lâu dài và vững bền ở các cơ quan, doanh nghiệp. | QUẢN LÝ XUNG ĐỘT NHẰM TĂNG HIỆU SUẤT LAO ĐỘNG TẠI CÁC CƠ QUAN DOANH NGHIỆP Ở KHU VỰC ĐÔNG NAM BỘ ThS. Nguyễn Thị Tuấn Anh Khoa Khoa học Quản lý trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt Hiệu suất lao động ở bất kỳ cơ quan doanh nghiệp luôn dựa trên nền tảng sự gắn kết phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên. Xung đột là một hiện tƣợng xã hội tất yếu phản ánh những mâu thuẫn tồn tại khách quan trong lòng một tổ chức và ảnh hƣởng của nó đến hoạt động của tổ chức. Xung đột dai dẳng và việc không quản lý giải quyết đƣợc xung đột sẽ là nguy cơ tác động tiêu cực đến cảm xúc của cá nhân tạo ra bầu không khí làm việc căng thẳng ngột ngạt ngờ vực hình thành bè phái giảm hứng thú và năng suất lao động . Bài viết trình bày về xung đột những ảnh hƣởng của xung đột đến hiệu quả lao động của tập thể và những phƣơng cách quản lý xung đột nhằm giải phóng khơi gợi năng lực cá nhân tập thể và tìm thấy những giải pháp phát triển lâu dài và vững bền ở các cơ quan doanh nghiệp. Từ khóa Xung đột quản lý hiệu suất lao động 1. Đặt vấn đề Ở bất kỳ hình thái xã hội nào sự vận hành và phát triển của xã hội luôn lấy nguồn lực từ con ngƣời là nền tảng là mục tiêu. Trong tiến trình lao động con ngƣời dần nhận ra sức mạnh của sự hợp tác chia sẽ công việc là một yếu tố có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến việc giải quyết các nan đề cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng lao động. Sự liên kết giữa các cá nhân theo các vai trò xã hội mà họ đảm nhận nhằm đạt đƣợc mục đích chung của một tổ chức. Từ đây hoạt động quản lý ra đời và đƣợc đánh giá là một công việc vô cùng quan trọng trong sự vận hành và phát triển của mỗi tổ chức. Trong mỗi tổ chức sự tƣơng tác phối hợp giữa các cá nhân diễn ra theo 2 khía cạnh liên kết theo chức năng xã hội và liên kết theo tâm lý xã hội Võ Thành Khối 2005 trang 109 . Liên kết theo chức năng xã hội thể hiện sự quy định có tính pháp lý về nhiệm vụ hình thức liên kết. Điều này tạo nên một hệ thống cơ cấu tổ chức rõ ràng và khoa học. Trong khi đó hình thức liên kết tâm lý xã hội là sự ràng buộc tác .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.